Header Ads

Câu Chuyện Bên Tách Trà #13 - Tụng Kinh


Chúng ta vẫn biết rằng con người ta khi mới ra đời thì tâm tánh hiền lành và trong sáng như trang giấy trắng. Nhưng rồi tiêm nhiễm lề lối xã hội mà cái mầm “Tam Độc: Tham, Sân, Si" đã sinh sôi, nảy nở, đưa con người đến đủ loại rắc rối, tranh giành, từ vật chất cho đến tinh thần, để rồi đi đến chiến tranh và huỷ diệt.

Để ngăn ngừa cái xấu thì quốc gia đã đặt ra luật pháp. Để hướng dẫn con người đi theo nẻo thiện thì đã có tín ngưỡng. Bẩm sinh, con người luôn có sự tin tưởng vào một đấng thiêng liêng nào đó, hoặc tổ tiên của chính họ. Niềm tin vào tổ tiên thì dễ hiểu và dễ cảm nhận hơn, bởi vì chúng ta đều được nuôi dưỡng và yêu thương bởi cha mẹ và trên nữa là ông bà. Như thế thì tổ tiên, nếu có thể, cũng sẽ giúp đỡ chúng ta nhiều hơn là người ngoài. Cho dù người ngoài có là thánh thần gì đi chăng nữa. Đó là quan điểm gia tộc của tất cả mọi người trên thế gian này; bởi vì một lẽ giản dị là gia tộc thì gần gũi và dễ giúp đỡ nhau hơn là thần thánh xa xôi nào đó. Quan điểm gia tộc đã đưa đến quan niệm về cúng, giỗ. Mục đích chính là để tưởng nhớ và tôn vinh tiền nhân, quan niệm cúng giỗ tổ tiên này vẫn thường được gọi là “đạo ông bà". Rồi từ đó nảy sinh việc đốt vàng mã theo tục lệ của người tàu và tụng kinh của đạo giáo. Bởi vì đạo giáo nào cũng đều có quan niệm về thiên đàng và địa ngục, để thưởng và phạt, cùng với kinh kệ và cầu xin cho người đã khuất. Thực ra là việc cúng kiến và cầu xin là thành tâm và hy vọng của người sống, chứ nào ai biết người chết rồi đi về đâu?

Đặc San Lâm Viên mời quý vị nghe “Câu Chuyện Bên Tách Trà #13 - Tụng Kinh” qua lời diễn đọc của tác giả Bùi Phạm Thành về một câu chuyện Thiền đặc sắc về niềm tin bị chìm lẫn trong Tham, Sân, Si.



No comments

Powered by Blogger.