Header Ads

COVID-19


 Trở về

Tự Chẩn Đoán về COVID-19

Bài dự đoán này có thể giúp quý vị hiểu phải làm gì tiếp theo đối với sự lây nhiễm COVID-19.

Chúng ta hãy để ý cho nhau bằng cách tự biết về tình trạng của mình, cố gắng không lây nhiễm cho người khác, và dành sự chăm sóc y tế cho những người có nhu cầu.

Bắt Đầu

Nói Về COVID-19
Bản cập nhật về virus và các triệu chứng của nó.
Đọc thêm ...
Những Gì Có Thể Làm
Thông tin về khoảng cách xã hội, cô lập với người khác, và nhiều hơn nữa.
Đọc thêm ...
Thử Nghiệm COVID-19
Hướng dẫn về ai là người nên đi thử nghiệm, và những gì trong kết quả.
Đọc thêm ...
 Trở về

virus và các triệu chứng của nó.



 COVID-19 là gì?

COVID-19 là bệnh mới về hô hấp, gây ra bởi coronavirus và đang lan rộng trên toàn thế giới. COVID-19 là viết tắt của "bệnh coronavirus năm 2019 (coronavirus disease 2019)."
  • Sự lây lan chính của virus này là giữa những người tiếp xúc gần gũi với nhau (khoảng 6 feet) và qua các giọt nước rất nhỏ được tạo ra khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi.
  • Ai cũng có thể bị lây, tuy nhiên những người lớn tuổi, đang có bệnh hoặc kém sức khoẻ là dễ bị lây nhất. Nhiều người bị nhiễm virus, tuy không có triệu chứng gì, nhưng vẫn có thể truyền virus cho người khác.
  • Hiện nay không có vắc-xin hoặc thuốc chữa COVID-19, nhưng các nhà nghiên cứu đang nỗ lực chạy đua với thời gian để tìm kiếm.

Những triệu chứng của COVID-19

Những triệu chứng thông thường cũng giống như các bệnh cảm cúm gây ra bởi các virus khác như: nóng sốt, ho, và khó thở.
  • Các triệu chứng của COVID-19 vẫn đang thay đổi. Hãy vào trang web của CDC để biết tin tức cập nhật về triệu chứng.
  • Các triệu chứng có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi bị lây nhiễm và đi từ nhẹ đến nặng.
  • Nếu quý vị hoặc ai đó quý vị biết có triệu chứng, phương pháp tự chẩn đoán của chúng tôi sẽ đưa ra các bước tiếp theo tốt nhất.

Ai có nguy cơ cao mắc COVID-19?

Mọi người đều có nguy cơ mắc COVID-19, nhưng một số người có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Nói chung, người lớn từ 65 tuổi trở lên và những người ở mọi lứa tuổi mắc bệnh tim, bệnh phổi và tiểu đường có biến chứng (như, nhưng không giới hạn ở bệnh thận, bệnh tim và bệnh thần kinh) có thể có nguy cơ nghiêm trọng hơn nếu bị nhiễm COVID-19.
  • Cách tốt nhất để đánh giá sự rủi ro mắc bệnh của quý vị là dùng phương pháp tự chẩn đoán của chúng tôi.

 Khi nào tôi nên đến gặp bác sĩ?

Biết khi nào nên đến gặp bác sĩ có thể giữ dịch vụ chăm sóc y tế cho những người cần điều đó nhất.
  • Hầu hết các triệu chứng nhẹ có thể được điều trị tại nhà. Cách tốt nhất để đánh giá các bước tiếp theo là dùng phương pháp tự chẩn đoán của chúng tôi.
  • Nếu quý vị có các triệu chứng nhẹ, hãy gọi điện thoại cho bác sĩ trước khi đi đến văn phòng của họ. Nhiều văn phòng bác sĩ chẩn đoán bệnh qua điện thoại. Họ sẽ cho quý vị biết phải làm gì dựa trên nơi cư trú và triệu chứng của quý vị.
  • Xét nghiệm về COVID-19 hiện nay trên toàn quốc vẫn chỉ có giới hạn, và hiện đang được ưu tiên cho nhân viên y tế, nhà cung cấp dịch vụ y tế khẩn cấp, cảnh sát và các nhân viên cần thiết khác, vì vậy xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ về sự khám nghiệm sẵn có trong khu vực địa phương của quý vị.
  • Nếu quý vị cảm thấy triệu chứng có các dấu hiệu khẩn cấp, hãy gọi 911. Các dấu hiệu khẩn cấp chính bao gồm: đau ngực hoặc áp lực kéo dài; khó thở cực độ; chóng mặt liên tục hoặc chóng mặt quá nghiêm trọng; nói lắp; và khó ngồi dậy.
 Trở về

Những Gì Có Thể Làm

Tin tức về việc giữ khoảng cách xã hội, cô lập với người khác, và nhiều hơn nữa.

Rửa tay

Rửa tay là cách tốt nhất để giúp quý vị khỏe mạnh. Đây là cách rửa tay.
  • Làm ướt tay bằng nước sạch. Tắt vòi nước và xoa xà-bông.
  • Cọ xát hai bàn tay vào với nhau. Chà mu bàn tay, giữa các ngón tay và dưới móng tay.
  • Chà tay trong vòng 20 giây, tương đương với khoảng thời gian hát bài "Happy Birthday" 2 lần.
  • Rửa tay dưới vòi nước sạch cho hết xà-bông. Để khô hoặc dùng khăn sạch lau khô.
  • Không có xà-bông hay nước? Sử dụng chất khử trùng tay có chứa ít nhất 60 phần trăm rượu (alcohol). Thoa gel vào lòng bàn tay. Chà hai bàn tay vào nhau, trên tất cả bàn tay và bề mặt ngón tay của quý vị cho đến khi tay quý vị khô.
  • Tránh chạm tay vào mặt và mắt của quý vị.

Giữ khoảng cách xã hội

Cách lây lan chính của COVID-19 là giữa mọi người. Giữ khoảng cách xã hội giúp ngăn chặn sự lây lan.
  • Tránh đụng chạm vào người khác.
  • Đứng cách xa mọi người ít nhất 6 feet khi ở bên ngoài nhà của quý vị.
  • Đừng mời khách đến nhà quý vị.
  • Tránh đám đông.
  • Ở nhà nếu quý vị bị bệnh (ốm đau).

Cô lập bản thân khỏi người khác

Nếu quý vị đã được xác nhận hoặc có thể đã bị lây nhiễm, hay có các triệu chứng về COVID-19, hãy tự cô lập trong nhà để bảo vệ người khác.
  • Ở nhà. Theo dõi các triệu chứng của quý vị và nếu chúng trở nên xấu hơn thì hãy liên lạc với bác sĩ của quý vị ngay lập tức.
  • Cố gắng hết sức để tránh xa các thành viên khác trong gia đình quý vịn, bao gồm cả thú vật nuôi trong nhà. Ở riêng một mình một phòng. Lý tưởng nhất là sử dụng phòng tắm của riêng quý vị.
  • Rửa tay thường xuyên. Nếu quý vị ho hoặc hắt hơi, hãy che miệng và mũi bằng khăn giấy. Vứt bỏ khăn giấy và rửa tay ngay lập tức. Tránh dùng chung vật dụng cá nhân như bát đĩa, khăn tắm và giường ngủ với người khác trong nhà quý vị. Làm sạch và khử trùng bề mặt, như mặt bàn hay tay nắm cửa ..., vẫn thường sử dụng hoặc sờ đến. Giặt đồ thường xuyên.
  • Có một thành viên trong gia đình hoặc quý vị bè chạy việc vặt cho quý vị như đi chợ mua thực phẩm hoặc mua thuốc.
  • Đeo khẩu trang nếu quý vị phải ở cạnh người khác. Nếu không có thì hãy làm một cái từ một miếng vải hay khăn quàng cổ chẳng hạn. Nếu quý vị không thể đeo khẩu trang vì khó thở, hãy chắc chắn rằng những người xung quanh quý vị có đeo khẩu trang.
  • Quý vị có thể rời khỏi nhà để đi gặp bác sĩ hay các nhân viên y tế, nhưng không nên đi các phương tiện chuyên chở công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm hoặc taxi, để tránh lây nhiễm cho người khác.

Theo dõi triệu chứng

Quan sát các triệu chứng COVID-19 của quý vị trong 14 ngày nếu quý vị nghi ngờ mình mắc bệnh, hoặc đã ở gần một người đã thử nghiệm dương tính với nó, hoặc quý vị đã được chẩn đoán là có dương tính.
  • Trước hết, hãy gọi 911 ngay lập tức nếu quý vị phát hiện các dấu hiệu khẩn cấp, bao gồm: đau ngực hoặc áp lực kéo dài; khó thở cực độ; chóng mặt liên tục hoặc chóng mặt nghiêm trọng; nói lắp; và khó thức dậy.
  • Lúc nào cũng có sẵn tên, điện thoại và thông tin liên lạc của nhà cung cấp dịch vụ y tế của quý vị.
  • Giữ một bản ghi các triệu chứng của quý vị, bao gồm cả nhiệt độ của quý vị.
  • Nếu các triệu chứng của quý vị trở nên xấu hơn, hãy gọi bác sĩ của quý vị ngay lập tức và họ sẽ cho quý vị biết phải làm gì tiếp theo. Dùng phương pháp tự chẩn đoán của chúng tôi để giúp quý vị xác định các bước tiếp theo dựa trên các triệu chứng và yếu tố rủi ro của quý vị.

Làm sạch và khử trùng bề mặt

Các bề mặt thường được sử dụng nên thường xuyên được lau sạch và khử trùng.
  • Đây luôn luôn là một ý tưởng tốt là thường xuyên lau sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào như bàn, tay nắm cửa, công tắc đèn, bàn, nhà vệ sinh, vòi và bồn rửa mặt ... Nhưng nếu quý vị có trường hợp nghi ngờ hoặc được xác nhận là nhiễm COVID-19, hãy thận trọng khi thực hiện việc này hàng ngày.
  • Trước hết, lau sạch bề mặt bằng xà bông và nước. Lau sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn và làm giảm số lượng vi trùng, nhưng nó sẽ không giết chết vi trùng.
  • Tiếp theo, khử trùng bề mặt để diệt vi trùng. Khử trùng sau khi làm sạch có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm. Hầu hết các chất khử trùng dùng trong nhà đã ghi danh với EPA đều hữu dụng. Hoặc pha loãng chất tẩy gia dụng (bleach) của quý vị với 1/3 cốc (cup) thuốc tẩy cho mỗi gallon nước.
  • Mang găng tay chuyên dụng để làm sạch và khử trùng liên quan đến COVID-19 hoặc sử dụng găng tay dùng một lần và loại bỏ chúng sau mỗi lần sử dụng.
 Trở về

Thử Nghiệm COVID-19

Hướng dẫn về ai là người nên đi thử nghiệm, và những gì trong kết quả.

Ai nên được thử nghiệm?

Không phải ai cũng cần được thử nghiệm về COVID-19.
  • Hầu hết các triệu chứng nhẹ có thể được điều trị tại nhà.
  • Nếu quý vị nghĩ rằng quý vị có các triệu chứng, cách tốt nhất để chuẩn bị cho các bước tiếp theo của quý vị là dùng phương pháp tự chẩn đoán của chúng tôi.

Làm thế nào để tôi được thử nghiệm?

Bác sĩ hoặc hoặc sở y tế tiểu bang hay địa phương sẽ quyết định xem quý vị có nên đi xét nghiệm hay không.
  • Sở y tế tiểu bang và địa phương đã nhận được xét nghiệm từ CDC. Các bác sĩ cá nhân đang phối hợp thử nghiệm thông qua các phòng thí nghiệm y tế công cộng. Họ cũng đang nhận được dụng cụ thử nghiệm được chế tạo bởi các nhà sản xuất thương mại.
  • Các nhà cung cấp, tiểu bang và sở y tế địa phương khác nhau có thể có các phương thức thử nghiệm khác nhau.
  • Thử nghiệm có giới hạn trên toàn quốc và hiện đang được ưu tiên cho nhân viên y tế, nhà cung cấp dịch vụ y tế khẩn cấp, cảnh sát và các nhân viên thiết yếu khác.
  • Nếu quý vị hoặc ai đó quý vị biết có triệu chứng COVID-19 và cần được xét nghiệm, hãy gọi cho bác sĩ của quý vị. Họ sẽ cho quý vị biết phải làm gì tiếp theo.

Tôi có thể mong đợi gì từ kết quả của cuộc thử nghiệm?

Kết quả thử nghiệm có thể xác định xem quý vị có bị nhiễm virus COVID-19 hay không.
  • Hiện nay không có thuốc chuyên trị virus COVID-19. Nhưng kết quả thử nghiệm có thể giúp quý vị và bác sĩ quyết định làm gì tiếp theo.
  • Nếu kết quả thử nghiệm của quý vị là dương tính và có các triệu chứng nhẹ, bác sĩ có thể khuyên quý vị nên tự chăm sóc tại nhà.
  • Nếu kết quả thử nghiệm của quý vị là dương tính và có các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cho quý vị biết phải làm gì.
  • Một xét nghiệm âm tính có nghĩa là quý vị có thể không bị nhiễm bệnh tại thời điểm thử nghiệm. Tuy nhiên, có thể quý vị đã được thử nghiệm sớm về tình trạng nhiễm trùng, và quý vị có thể kiểm tra dương tính sau đó. Quý vị cũng có thể bị lây nhiễm bất cứ lúc nào và phát bệnh.

Tôi có thể làm gì trong khi chờ kết quả?

Thời gian để có kết quả của cuộc thử nghiệm khác nhau giữa các trung tâm thử nghiệm.
  • Trong khi chờ kết quả xét nghiệm, hãy tìm kiếm sự chăm sóc khẩn cấp ngay lập tức nếu quý vị phát hiện các dấu hiệu khẩn cấp, bao gồm: đau ngực hoặc áp lực kéo dài; khó thở cực độ; chóng mặt liên tục hoặc chóng mặt nghiêm trọng; nói lắp; và khó ngồi dậy.
  • Có sẵn tr ong tay địa chỉ, điện thoại và giấy tờ để liên liên lạc với nhà cung cấp dịch vụ y tế của quý vị.
  • Nếu các triệu chứng của quý vị trở nên xấu hơn, hãy gọi cho bác sĩ của quý vị và cho họ biết các triệu chứng của quý vị. Họ sẽ cho quý vị biết phải làm gì tiếp theo.

 Trở về

Trước Khi Bắt Đầu

Nếu quý vị có một trong những triệu chứng sau đây, hãy gọi 911 ngay lập tức:
  • Khó thở
  • Đau hoặc tức ngực thường xuyên
  • Trở nên lẫn lộn và không thể thức dậy
  • Quá nhức đầu, quá chóng mặt
  • Nói lắp bắp, không rõ câu
  • Môi hoặc mặt tái xanh

 Trở về

Quý vị hãy gọi 911 ngay lập tức

Dựa theo tình trạng sức khoẻ như quý vị vừa cho biết, quý vị hãy gọi 911 ngay lập tức:
 Trở về

Tuổi và tình trạng hiện tại


 Trở về

Phương pháp tự chẩn đoán chỉ dùng cho lứa tuổi từ 18 đến 64 mà thôi.

Hãy xem trang web của CDC với những tin tức về COVID-19 dành cho tuổi trẻ:    CDC.gov
 Trở về

Quý vị đang ở trong Viện Dưỡng Lão (Nursing Home).

Hãy nói chuyện về sức khoẻ của quý vị với bác sĩ hay nhân viên y tế của nơi quý vị đang ở.
 Trở về

Quý vị đang được nhân viên y tế chăm sóc ở nhà.

Hãy nói chuyện về sức khoẻ của quý vị với bác sĩ hay nhân viên y tế đang chăm sóc cho quý vị ở nhà.

 Trở về

Quý vị có triệu chứng gì?


  • Nóng sốt, cảm lạnh, hoặc đổ mồ hôi
  • Khó thở (không nghiêm trọng)
  • Ho (mới bắt đầu hoặc ngày càng nặng hơn)
  • Đau cổ họng
  • Đau khắp thân mình
  • Ói mửa hay tiêu chảy

 Trở về

Tình trạng sức khoẻ hiện nay


  • Hen, suyễn hay bệnh về phổi
  • Phụ nữ đang có bầu
  • Tiểu đường
  • Bệnh thận
  • Bệnh gan
  • Hê, thống miễn dịch yếu
  • Bệnh tim
  • Béo phì

 Trở về

Du lịch


Trong vòng 14 ngày qua, quý vị có đi du lịch ra ngoại quốc hay không?

 Trở về

Tình trạng và môi trường đang sinh sống


  • Ở khu vực đang có lây nhiễm COVID-19
  • Đã thăm viếng hay tiếp xúc người đang bị nhiễm COVID-19
  • Sống chung hay chăm sóc người đang bị nhiễm COVID-19

 Trở về

Quý vị nên thực tập phương pháp "Giữ Khoảng Cách Xã Hội"



Quý vị cho biết:

Lưu ý: Trên đây chỉ là những hướng dẫn dựa theo sự trả lời với những câu hỏi liên quan đến tình trạng sức khoẻ của quý vị.

Xin đừng xem đó là lời khuyên của cơ quan y tế. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về những lời khuyên trên.

Nếu quý vị muốn biết rõ tình trạng lây nhiễm và những phương pháp phòng ngừa cũng như chữa trị COVID-19, xin quý vị vào trang web của CDC để tìm hiểu cho rõ và an toàn hơn.
CDC.gov Tiếng Việt




Phiên bản này được được đơn giản hoá dựa theo phiên bản của Apple và CDC
Program bởi Bùi Phạm Thành - Đặc San Lâm Viên
Powered by Blogger.