Header Ads

Nguyên Lý Căn Bản Của Sống Lâu Vẫn Còn Xa

Khoa học và Silicon Valley có thể đánh bại được cái chết hay không?

Vào cuối cuộc đời, trong một bài bình luận có tựa đề "Chủ Đề về Ung Thư" đăng trên Vanity Fair năm 2010, Christopher Hitchens tự trả lời câu hỏi cay đắng của chính mình: "Về câu hỏi ngớ ngẩn 'Tại sao lại là tôi?' thì vũ trụ chẳng thèm trả lời: Tại sao không?".

Vũ trụ không bao giờ quan tâm đến điều gì, ngoại trừ với những dự án vĩ đại như gia tốc của vật thể và viễn vọng kính trên không gian cho đến gen (genome), để hé mở cho chúng ta thấy một chút về những bí mật sâu kín của nó. Chúng ta có thể làm như thế để tìm hiểu về cái chết hay không? Một số khoa học gia và các tỉ phú của Silicon Valley nghĩ rằng có thể.

Người đồng sáng lập ra công ty Oracle là Larry Ellison, là một thí dụ, đã bỏ ra $430 triệu (USD) để bảo trợ cho việc nghiên cứu về chống già (lão hoá) vì ông ta cho rằng sự chết là một điều "không thể hiểu được". Nhà đầu tư Peter H. Diamandis của XPRIZE đồng sáng lập ra công ty Nhân Thọ (Human Longevity) cùng với StartUp Health lập nên Longevity Moonshot, với mục đích là "để kéo dài và nâng cao đời sống khoẻ mạnh của con người ít ra là 50 năm và thay đổi bộ mặt của lão hoá".

Larry Page, người đồng sáng lập ra Google, đã khai trương một công ty sinh học tên là Calico, với mục đích kéo dài đời sống con người thêm một thế kỷ nữa. Larry Page gọi đó là "một cuộc cá cược dài hạn", ông tin tưởng "có thể làm được những điều tốt trong khoảng thời gian hợp lý với mục tiêu phải và đúng người." Một trong những người đó là Ray Kurzweil, khoa học gia và tương lai học (hiện đang là một giám đốc kỹ thuật của Google), cho rằng nếu chúng ta có thể sống đến thập niên 2040, thì có thể "sống đủ lâu để sống mãi mãi".

Peter Thiel, người đồng sáng lập ra PayPal, lập ra Breakout Lab để tài trợ cho các khoa học gia và những hãng mới ra có một số nghiên cứu về việc đạt được sự bất tử. Đồng thời đầu tư $3.5 triệu (USD) với Methuselah Foundation, đồng sáng lập bởi Aubrey de Grey, chuyên gia về lão khoa y sinh học của Strategies of Engineered Negligible Senescence (SENS), xem lão hóa là một vấn đề kỹ thuật cần phải giải quyết ở phần tế bào bằng cách thay đổi cách sinh hoạt của tế bào để ngăn chặn lão hóa. Là người không ngừng cổ động và tin tưởng rằng thế hệ của chúng ta có thể sẽ khởi đầu cho việc bất tử - hay ít ra cũng sống không có giới hạn - de Grey được ghi nhận là đã tuyên bố rằng người đầu tiên sống 1,000 năm hiện đang sống ngày hôm nay.

Nhưng cũng có những điều chưa chắc hẳn. Trước hết, định luật thứ hai của nhiệt động lực học (second law of thermodynamics) là tối quan trọng trong vũ trụ, thế cho nên cuối cùng, chậm hay nhanh, nguyên tắc vật lý sẽ đến với chúng ta. Nhà thiên văn học lừng danh Sir Arthur Stanley Eddington đã ghi nhận từ năm 1928 "Nếu lý thuyết của bạn tìm thấy mà chống lại luật thứ hai của nhiệt động lực học thì tôi có thể nói là bạn không có hy vọng; bởi vì không có gì cho nó, ngoài sự sụp đổ trong sự sỉ nhục sâu thẳm nhất."

Thứ nhì, sự suy diễn xa về tương lai là mơ hồ. Sự thay đổi nhanh chóng không thể áp dụng cho tất cả các nghành kỹ nghệ. Thu nhỏ một cái computer từ kích thước to bằng cái phòng xuống có thể bỏ túi được là một chuyện; thu nhỏ từ kích thước bỏ túi xuống kích thước của một tế bào lại là một chuyện hoàn toàn khác hẳn.

Thứ ba, theo một bài báo năm 2007 trong tạp chí Clinical Interventions in Aging mang tên "Quá trình lão hóa và can thiệp tiềm năng để tăng tuổi thọ (The Aging Process and Potential Interventions to Extend Life Expectancy)", thì không có một nguyên nhân duy nhất nào tạo nên sự lão hóa và hơn 300 lý thuyết đưa ra lý do tại sao các tế bào bị hư hỏng và ngừng phân chia. Do đó các tác giả kết luận rằng "cho đến nay, không có bằng chứng thuyết phục cho thấy có một phương pháp 'chống lão hóa' nào có thể làm chậm quá trình lão hóa hay tăng tuổi thọ của con người." Trang Web SENS Research Foundation thừa nhận rằng "Hiện nay không có một loại dược phẩm nào có thể chứng minh là ảnh hưởng đến quá trình lão hóa của con người."

Tuy nhiên chúng ta vẫn còn hy vọng với khả năng chống lão hoá của metformin, thuốc chống bệnh tiểu đường, vừa được FDA chấp thuận cho thử nghiệm năm 2015. Nếu loại thuốc này có thể giúp chúng ta sống khoẻ mạnh cho đến 120 tuổi, thì đó là một tiến bộ đáng mừng. Nhưng cũng không vì thế mà tự đánh lừa mình để tin rằng sự trường thọ đã gần kề. Cơ thể chúng không phải là bất tử, ít nhất là với khoa học hiện nay, nhưng gen (genome) của chúng ta thì bất tử miễn là loài người vẫn tiếp tục sinh sản. Vì vậy chúng ta nợ thế hệ tương lai là tạo ra một hành tinh và một nền văn minh bền vững.

Bùi Phạm Thành
theo bài viết của Michael Shermer

Tham khảo:
https://www.scientificamerican.com/article/radical-life-extention-is-not-around-the-corner/
Powered by Blogger.