Header Ads

Công Án Thiền: 38 - Lời Chào Của Ngưỡng Sơn


Lời Chào Của Ngưỡng Sơn

An Cư Kiết Hạ vừa xong
Ngưỡng Sơn đến gặp Quy Sơn thầy mình
Quy Sơn lên tiếng hỏi rằng
“Cả mùa Kiết Hạ anh làm được chi?"

“Con thu hoạch được giạ kê
Từ một mảnh đất con thì chăm nom."

Thầy ngỏ lời khen Ngưỡng Sơn
“Như thế chẳng phí cư an mùa này." 

Ngưỡng Sơn bèn hỏi lại thầy
“Trong mùa Kiết Hạ này thầy làm chi?"

Thầy rằng “Ngày ăn bữa trưa
Đi ngủ buổi tối vài giờ vậy thôi."

Lè lưỡi, Ngưỡng Sơn ngỏ lời
“Kiết Hạ như thế chẳng hoài công toi."

Quy Sơn nhẹ nhàng đáp lời
“Anh nên tự trọng trong lời nói năng."

Tự hào về việc mình làm
Nhưng đừng quá lố, sỗ sàng với ai
Tự trọng, lịch sự, giữ lời
Nếu không khó tránh miệng đời cười chê.

Bùi Phạm Thành 
(Ngày 18 tháng 1 năm 2023)



38. Lời Chào Của Ngưỡng Sơn

Khi kết thúc một trăm ngày của mùa An Cư Kiết Hạ (安居結夏), Ngưỡng Sơn gặp thầy của mình, Quy Sơn.
"Tôi không gặp anh suốt cả mùa Kiết Hạ," Quy Sơn nói, "anh đã làm gì vậy?" 
"Con đã canh tác một mảnh đất," Ngưỡng Sơn trả lời, "và thu hoạch được một giạ kê."
"Vậy," Quy Sơn nhận xét, "anh đã không trải qua mùa Kiết Hạ này một cách vô ích."
"Còn thầy thì sao, thầy đã làm gì vào mùa Kiết Hạ vừa qua?" Ngưỡng Sơn hỏi.
Vị thầy già trả lời: “Ta ăn mỗi ngày một bữa vào buổi trưa và ngủ vài giờ sau nửa đêm”.
“Vậy thì thầy đã không trải qua mùa Kiết Hạ này một cách vô ích,” Ngưỡng Sơn nói và lè lưỡi.
"Anh nên có chút tự trọng," Quy Sơn nhận xét.

Tại các thiền viện có một khóa nhập thất ba tháng mùa hè theo thông lệ gọi là mùa An Cư Kiết Hạ. Các Thiền sư và Thiền sinh đều thiền định và làm việc trong thời kỳ này, đó chính là Thiền.
 
Vào cuối mùa Kiết Hạ, Thiền sinh đến chào thầy của mình. Lời chào này là một bài kiểm tra của thầy về sự hiểu biết của thiền sinh.

Vì vậy, khi thiền sinh Ngưỡng Sơn gặp thầy của mình, Quy Sơn, anh ta đã tự hào về sự chăm chỉ của mình. Anh ta tự tin và muốn biết liệu thầy của anh ta có làm được việc gì không. Nhưng anh ta tự tin đến mức vô lễ.

Nơi đây, Quy Sơn đã cho Ngưỡng Sơn thấy mình là một người thầy tốt bụng: Thầy không cảm thấy bị xúc phạm, nhưng đã cảnh cáo học trò là hãy tự trọng.

Trích trong tập 2 - Sự Tỉnh Thức (Sống Trong Chánh Niệm)
Biên soạn bởi Thiền sư Gyomay M. Kubose (1905-2000)

38. Gyozan's Greeting

At the end of the one-hundred-day seclusion, Gyozan (仰山慧寂, Yang-shan Hui-chi; Gyozan or Kyozan Ejaku, 807-883) met his teacher, Isan (潙山靈祐, Kuei-shan Ling-yu, Isan Reiyu, 771-853).

"I did not see you around all summer," Isan said, "what were you doing?" 
"I have been cultivating a piece of land," Gyozan replied, "and reaped a bushel of millet." 
"Then," commented Isan, "you did not spend this summer in vain."
"What were you doing this summer?" Gyozan asked. 
The old teacher replied, "I ate once a day at noon and slept for a few hours after midnight." 
"Then you did not pass this summer in vain," Gyozan said and stuck out his tongue. 
"You should have some self-respect," Isan observed.

At Zen monasteries there is a customary three-month summer retreat called Ango.
Monks and students meditate and work during this period, which is Zen itself. At the end of Ango the student greets his teacher. This greeting is a test of his understanding.
 
So when the student, Gyozan, met his teacher, Isan, he was proud of his hard work. He was confident and wanted to know if his teacher had been working too. But he was so confident that he was disrespectful.

Here, Isan showed himself to be a kind teacher: he did not take offense but cautioned Gyozan to respect himself.




No comments

Powered by Blogger.