Header Ads

Phong trào Dân Chủ Hồng Kông tẩy chay các cơ sở thương mại thân TC

Phản Kháng Hồng Kông bước vào tuần lễ thứ 16:
Chiến dịch tẩy chay các cơ sở thương mại thân Trung Cộng

Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi

I/ Tại sao VN chúng ta ủng hộ Phong Trào Dân Chủ Hồng Kông?

Khi Phong trào Dân Chủ Hồng Kông (Phong trào DCHK) bắt đầu biểu tình phản kháng vào tháng 6/2019, có lẽ ít ai tin nổi sẽ kéo dài trên 100 ngày và lại sẽ đạt được mục tiêu đòi hỏi thu hồi Dự luật Dẫn Độ. Như vậy rõ ràng là "một phép nhiệm mầu chính trị" đã xảy ra khi lần đầu tiên chính quyền Trung Cộng phải "chịu thua" với quyết định rút lại Dự luật Dẫn Độ.

Cũng vậy, nếu chúng ta xem lại các phân tích và tiên đoán trên truyền thông và báo chí trước đây thì sẽ bất ngờ thấy rất nhiều bình luận gia tên tuổi đã từng quả quyết rằng chính quyền tay sai Hồng Kông và Bắc Kinh không thể nào "lùi bước" rút bỏ Dự luật Dẫn Độ. Nhưng họ tất cả đã lầm cho thấy sự giới hạn về tầm hiểu biết của mỗi cá nhân đúng như nhà bác học Newton từng phát biểu.

Trong khi đó cuối tuần qua Hồng Kông vẫn tiếp tục biến động gây phấn khởi và hy vọng cho dân tộc Việt Nam,  vì chúng ta trong và ngoài nước đều muốn Trung Cộng càng ngày lún sâu vào khủng hoảng toàn diện. 

Tại sao vậy ?

Bởi lẽ có như vậy thì Trung Cộng mới không đủ khả năng thực hiện giấc mộng "nuốt trọn" đất nước chúng ta, sau khi họ đã ngang ngược trắng trợn chiếm lấy gần hết Biển Đông và Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Vịnh Bắc Phần ... của VN chúng ta.

II/ Cuộc biểu tình chủ nhật 22 tháng 9, 2019 nhắm vào các công ty "thân Trung Cộng"




1/ Vào khoảng 5:45 chiều, những người biểu tình đã tạo ra một chướng ngại vật tạm thời trên đường Yuen Wo và đốt cháy trước khi cảnh sát chống biểu tình tiến vào.

Sau khi những người biểu tình ném các vật thể vào cảnh sát từ bục ngoài trời của trung tâm thương mại Sha Tin lúc 6:10 tối, hơi cay được bắn ra để giải tán họ.






2/ Người biểu tình ban đầu tập trung tại trung tâm thương mại Sha Tin New Town Plaza vào khoảng trưa ngày Chủ Nhật, theo lời kêu gọi mọi người đi mua sắm trên mạng. Phong trào DCHK chính thức phát động chiến dịch tẩy chay và cản trở các doanh nghiệp tại trung tâm thương mại mà họ coi là thân chính phủ Trung Cộng.

Họ nhắm các thương hiệu dưới tập đoàn của Maxim, bao gồm ba nhà hàng Trung Cộng, Starbucks, Simplylife và COVA bằng cách dán nhãn trên cửa sổ và logo của họ. Ngoài ra đang được nhắm bao gồm các thương hiệu Trung Cộng như Huawei, Heytea, Best Mart 360, có chủ nhân bị cáo buộc có liên kết với các nhóm Phúc Kiến chủ trương hành hung người biểu tình trong những tuần gần đây.




3/ Vào khoảng 4 giờ chiều, những người biểu tình đã gỡ một lá cờ Trung Cộng ra khỏi Tòa thị chính Sha Tin và mang nó trở lại trung tâm thương mại để cùng nhau bước đạp lên. Một số người phun sơn lá cờ màu đen.

Lá cờ được đưa vào thùng rác và đẩy ném xuống ao tại công viên Sha Tin, trước khi nó được lấy ra và ném xuống sông Shing Mun.




Ngoài ra, lực lượng biểu tình còn tạo các chướng ngại vật bên ngoài lối vào nhà ga với các vật thể lấy từ trung tâm thương mại để cản trở bất kỳ hành động tấn công nào của cảnh sát.

III/ Tại sao lại có khẩu hiệu:"Giải phóng Hồng Kông, cuộc cách mạng của thời đại chúng ta" ?

1/ Ở khắp nơi, Phong trào DCHK đều dương cao khẩu hiệu này. Được phát âm, ghi trên các biểu ngữ hoặc được phun sơn trên tường. Thật khó tránh được khẩu hiệu đã gây ra các cuộc tấn công chớp nhoáng trên đường phố Hồng Kông kể từ tháng 6 này: "Giải phóng Hồng Kông, cuộc cách mạng của thời đại chúng ta! " (Guangfu Xianggang, shidaigeming trong tiếng phổ thông, hoặc Gwongfuk Hoenggong, sidoi gaakming trong tiếng Quảng Đông ).

2/ Được tạo ra vào năm 2016, tám chữ này gây nên sự lo lắng và tức giận từ phía chính quyền tay sai Hồng Kông và Bắc Kinh. Khẩu hiệu này đã chính thức bị bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga / Carrie Lam - Đặc Khu Trưởng của Hồng Kông - lên án vào ngày 5 tháng 8 và là mục tiêu của những lời phê bình gay gắt từ phía Bắc Kinh.




Bị buộc tội thúc đẩy lật đổ chánh phủ với nguyên tắc "một quốc gia với 2 thể chế" mà Hồng Kông hiện đang cai trị. Khẩu hiệu này đã trở thành tâm điểm của sự chỉ trích chính thức trong những tháng gần đây.

3/ Được biết ý nghĩa của khẩu hiệu là kết nối của nỗi khát vọng dân chủ của Hồng Kông với lịch sử của Trung Hoa Dân Quốc đầu tiên.

"Giải phóng Hồng Kông, cuộc cách mạng của thời đại chúng ta!" chắc chắn bắt nguồn từ di sản trí tuệ của Trung Hoa Dân Quốc. Thật vậy, khẩu hiệu này là một di sản chính trị bắt nguồn từ cuộc cách mạng Trung Hoa năm 1911 - còn được gọi là Cách mạng Tân Hợi.

4/ Chấm dứt triều đại Mãn Thanh (1644-1911), cuộc Cách mạng Tân Hợi 1911 đã dẫn đến việc thành lập Trung Hoa Dân Quốc, xảy ra 10 năm trước khi Đảng Cộng sản Trung Hoa (ĐCSTH) thành lập vào năm 1921. Thật là gian trá, khi Bắc Kinh gần đây đã cố gắng hết sức gạt bỏ lịch sử về Trung Hoa Dân Quốc thời xưa để ủng hộ các câu chuyện lịch sử sau 1949 và ĐCSTH.

Chẳng hạn về cuộc Cách mạng Tân Hợi  ở Thượng Hải năm 1911. Danh từ "giải phóng" lần đầu tiên được sử dụng bởi tổ chức cách mạng lớn chống lại chế độ nhà Thanh, Quang Phục Hội  (Guangfuhui), được thành lập tại Thượng Hải vào năm 1904.

5/ Năm 1945, khẩu hiệu này được sử dụng để liên kết Đài Loan với Trung Hoa  khi Nhật Bản đầu hàng sau khi chiếm hòn đảo từ năm 1895.

Đề cập đến danh từ "giải phóng" là nhằm để bảo vệ tự do chính trị và khôi phục đạo đức trong chính quyền địa phương, mà Phong trào DCHK nêu ra trong hệ tư tưởng năm 1911. Tham chiếu đến lý tưởng dân chủ năm 1911, khẩu hiệu này còn nói Hồng Kông thường được coi là nơi ẩn náu cho giới trí thức chống nhà Thanh trong giai đoạn hình thành phong trào cách mạng Trung Hoa.

Một bến cảng tương đối an toàn cho những người cách mạng: đó chính là Hồng Kông. Nơi chuẩn bị cho nhiều cuộc nổi dậy trên đất liền, chẳng hạn như tại  Quảng Đông vào năm 1895 và 1911.

6/ Tôn Dật Tiên / Sun Yat-sen – vị Tổng Thống sáng lập và đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc (1912) còn được vinh danh là "cha già dân tộc" (Quốc phụ) - đã ở Hồng Kông trong thời gian dài từ năm 1884, khi ông bắt đầu đi học tại đó. Sau năm 1895, TT Tôn Dật Tiên thành lập một chi nhánh địa phương quan trọng đầu tiên của tổ chức cách mạng. Vào năm 1900, Hồng Kông cũng đã có tờ báo cách mạng đầu tiên China Daily (Zhongguoribao).

7/ Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Phong trào DCHK đã ghi tên Tổng Thống Tôn Dật Tiên một cách biểu tượng bằng tác phẩm điêu khắc trong khuôn viên Đại Học Hồng Kông với mặt nạ và mũ bảo vệ điển hình của họ. Đáng chú ý hơn nữa là tấm ván trên đó được viết bốn từ đầu tiên của khẩu hiệu: "Giải phóng Hồng Kông". 



Như vậy khẩu hiệu "Giải phóng Hồng Kông, cuộc cách mạng của thời đại chúng ta" chính là một di sản trí tuệ quan trọng nhứt từ thời Trung Hoa Dân Quốc của Tổng Thống Tôn Dật Tiên.

(Xem: http://www.dslamvien.com/2018/05/ton-dat-tien-nguoi-cha-cua-dat-nuoc.html)


IV/ Kết Luận

Phong trào DCHK đang khám phá một trang lịch sử Trung Hoa đặc biệt. Tất cả xử dụng lại tư tưởng của "cha già dân tộc" Tôn Dật Tiên để đấu tranh có chánh nghĩa chống lại chánh quyền Trung Cộng.

Nên nhớ rằng "cha già dân tộc" TT Tôn Dật Tiên được toàn dân Trung Hoa ngưỡng mộ và kính phục tợ như thần thánh, và ngôi mộ chôn tại Nam Kinh là nơi du lịch được coi nổi tiếng nhất cho mọi người dân Trung Hoa đều muốn ít nhứt một lần trong đời phải đến thăm viếng.

Dưới một khẩu hiệu gợi lại một di sản trí tuệ của Trung Hoa Dân Quốc thời xưa, Phong trào DCHK sắp xếp các yêu sách của họ đối với lịch sử xây dựng nền dân chủ Trung Hoa. Bằng cách đó, họ xác nhận lại vị trí số một mà Hồng Kông đã có trong quá trình dẫn đến việc thành lập Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1912.

Nếu vậy, dùng tư tưởng của "cha già dân tộc" TT Tôn Dật Tiên: Phải chăng Phong trào DCHK có hậu ý thâm sâu không những muốn "giải phóng Hồng Kông" mà còn muốn "giải phóng cả Trung Hoa lục địa" ra khỏi ách độc tài của Đảng Cộng Sản Trung Hoa?

Hãy chờ xem, vì Hồng Kông còn là điểm nóng nổi bật trên thế giới. Nhứt là gần kề đến ngày Quốc Khánh 1 tháng 10, 2019 kỷ niệm 70 năm thành lập Trung Cộng!

Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi
23 Tháng 09, 2019



Powered by Blogger.