Header Ads

Tình Hình Biển Đông Mấy Ngày Qua



WASHINGTON (Reuters) - Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Tư, ngày 24 tháng 7 nằm 2019, đã đưa một chiến hạm của Hải Quân qua Eo Biển Đài Loan, vùng biển ngăn chia lục địa TC và Đài Loan, sự kiện này đã khiến Trung Cộng thêm phần bực tức trong khi quan hệ giữa Washington và Beijing đang ở trong tình trạng căng thẳng.

Phát ngôn viên của Bộ Quốc Phòng TC, Wu Qian, nói trong một bản tin ngắn liên quan đến bản Bạch Thư Quốc Phòng (defense white paper) lần đầu tiên được công bố, rằng TC sẽ cố gắng sát nhập Đài Loan vào lục địa bằng một giải pháp hòa bình.

Wu Qian tuyên bố "Nếu ai dám tách Đài Loan ra khỏi TC thì quân đội TC sẽ sẵn sàng lâm trận để bảo vệ chủ quyền quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ."

Trong nhiều năn qua, TC vẫn thường xuyên đem lực lượng không và hải quân vào các cuộc tập trận chung quanh Đài Loan hầu cô lập quốc gia này với quốc tế, và giảm bớt số đồng minh còn lại.

Tưởng cũng nên nhắc lại rằng, tháng Sáu vừa qua, Quốc Hội Hoa Kỳ đã chấp thuận việc bán vũ khí tối tân cho Đài Loan như xe tăng và hỏa tiễn chống chiến xa và phòng không trị giá trên 2 tỉ đô-la.


Tham khảo:

U.S. warship sails through strategic Taiwan Strait
https://www.reuters.com/article/us-usa-taiwan-china-military/us-warship-sails-through-strategic-taiwan-strait-idUSKCN1UJ370

Exclusive: U.S. pursues sale of over $2 billion in weapons to Taiwan, sources say, angering China
https://www.reuters.com/article/us-usa-taiwan-exclusive/exclusive-u-s-pursues-sale-of-over-2-billion-in-weapons-to-taiwan-sources-say-angering-china-idUSKCN1T62CA



Bãi Tư Chính
Kể từ đầu tháng 7, các tàu của TC và Việt Nam đã tham gia vào một cuộc đối đầu căng thẳng ở khu vực giàu tài nguyên khí đốt tự nhiên ở vùng biển ngoài khơi miền nam Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một cuộc xung đột vũ trang nào xảy ra, nhưng nó có thể khơi động lại các cuộc biểu tình chống TC tại Việt Nam.

Báo South China Morning đưa tin vào ngày 12 tháng 7 cho biết có sáu tàu tuần duyên được trang bị vũ khí mạnh, hai TC và bốn của Việt Nam, đã theo dõi và thực hiện các cuộc tuần tra gần nhau chung quanh bãi Vanguard (còn gọi là Bãi Tư Chính), nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việt Nam hiện đang có hàng chục giàn khoan dầu đang hoạt động trong khu vực này, nơi được biết là có lượng dầu khí rất phong phú. TC thì cho rằng bãi Tư Chính nằm trong "đường chín đoạn", mà TC đã dùng để tuyên bố chủ quyền của khoảng 90% Biển Đông.

Tham khảo:

What’s Behind China and Vietnam’s Latest Standoff in the South China Sea?
https://www.worldpoliticsreview.com/trend-lines/28065/what-s-behind-china-and-vietnam-s-latest-standoff-in-the-south-china-sea

Việt - Trung: Căng thẳng xảy ra "suốt một tuần" ở Bãi Tư Chính
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48974385



Hôm thứ Ba, ngày 23 tháng 7, các oanh tạc cơ có khả năng mang bom nguyên tử của Nga và TC đã xâm phạm không phận của Nam Hàn và Nhật Bản, hai đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương.

Các phản lực cơ F-15K và F-16K của Nam Hàn đã bắn 360 phát đạn cảnh cáo vào một máy bay quan sát của Nga. Trong khi đó Nga từ chối là cuộc thực tập này có ý nhắm vào Nhật và Nam Hàn.

Đây là lần đầu tiên Nga và TC hợp tác với nhau trong một cuộc thực tập tuần tra trên không với các oanh tạc cơ có khả năng mang bom nguyên tử. Các nhà quan sát về tình hình quân sự trong vùng cho rằng việc này, thực ra, là nhắm vào Mỹ để báo hiệu sự mong manh của các đồng minh tại khu vực đang có tranh chấp về chủ quyền.


Tham khảo:

Russia and China's first joint bomber patrol got a swift response from Japan and South Korea, but the message was intended for the US
https://www.businessinsider.com/russia-china-islands-between-japan-and-south-korea-2019-7




Malaysia đã trở lại với các vụ thực tập bắn hỏa tiễn chống chiến hạm ở Biển Đông ngay sau khi Bắc Kinh bắn thử ít nhất một hỏa tiễn ở khu vực xung quanh quần đảo Trường Sa, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa nhiều quốc gia trong vùng.

Đô đốc Mohd Reza Mohd Sany, chỉ huy Hải quân Malaysia, nói với các phóng viên trong cuộc họp báo truyền thông tuần này:

"Lần cuối chúng tôi thực tập phóng hỏa tiễn trong khu vực này là 2014. Sau năm năm, chúng tôi lại có dịp thử lại khả năng sẵn sàng của hệ thống phóng hỏa tiễn có điều khiển, cả về vũ khí cũng như nhân viên." Ông nói với các phóng viên rằng "Tất cả các hỏa tiễn có điều khiển đều đánh trúng mục tiêu."

Cuộc tập trận này mang tên KerisMas, từ 1 đến 18 tháng 7, với sự tham dự của 12 chiến hạm, 1 tàu ngầm, 4 trực thăng của Hải Quân, 4 phản lực cơ chiến đấu của Không Lực Hoàng Gia Mã Lai, và 2 tàu Bảo Vệ Duyên Hải, cùng với 3,000 binh sĩ. Đặc biệt trong cuộc tập trận này là có bắn hỏa tiễn điều khiển Exocet MM40 Block II từ chiến hạm, và Sea Skua từ trực thăng.


Tham khảo:

Malaysia Revives Missile Tests during South China Sea Exercise
https://www.rfa.org/english/news/china/tests-07242019153841.html

Exocet MM40 Block II
https://en.wikipedia.org/wiki/Exocet

Sea Skua
https://en.wikipedia.org/wiki/Sea_Skua




Kể từ năm 2015, khi Tập Cận Bình mở kế hoạch hiện đại hóa quân lực Trung Cộng, một bản bạch thư (white paper) có tên "Chính Sách Quốc Phòng của TC trong thời đại mới - China’s National Defense in the New Era" đã được công bố.

Bản bạch thư này nêu tên Hoa Kỳ là nguyên nhân chính đã tạo nên sự bất ổn của tình hình an ninh thế giới, tạo nên cuộc chạy đua vũ trang. NATO, Nga và Nhật cũng bị TC cho là nguyên nhân, nhưng có phần nhẹ hơn.

Việc này chứng tỏ rõ ràng là việc "vừa đánh trố;ng, vừa ăn cướp" của TC. Một mặt dùng vũ lực xâm chiếm và tuyên bố chủ quyền gần 90% Biển Đông, quân sự hóa các đảo san hô, trái với những lời hứa từ chính miệng họ Tập đã thốt ra. Mặt khác cho rằng sự can thiệp của Hoa Kỳ vào vấn đề "Tự Do Hàng Hải" ở Biển Đông là việc gây rắc rối. Người bình thường, không cần một khả năng hay kiến thức chuyên môn nào về chính trị và quân sự cũng dễ nhận ra dã tâm của TC. Nếu Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh không can thiệp vào sự xâm lăng của TC ở Biển Đông, thì chỉ vài năm nữa Biển Đông sẽ biến thành cái hồ của TC - China Lake.

Không những thế, TC lại bành trướng quân sự qua Phi Châu và Âu Châu, với các chương trình thuê mua hải cảng để biến chúng thành các căn cứ quân sự. Gần đây nhất là hải cảng Sihanoukville của Cambodia đã khiến Hoa Kỳ phải lên tiếng e ngại.

TC vì thế không phải chỉ là mối lo ngại của khu vực Thái Bình Dương mà là của cả thế giới.


China accuses US of undermining global security in defence white paper
https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/3019952/china-accuses-us-undermining-global-security-defence-white

Deal for Naval Outpost in Cambodia Furthers China’s Quest for Military Network
https://www.wsj.com/articles/secret-deal-for-chinese-naval-outpost-in-cambodia-raises-u-s-fears-of-beijings-ambitions-11563732482





Powered by Blogger.