Header Ads

101 Truyện Thiền: 74 - Hối Cải Thực Sự


Hối Cải Thực Sự

Ryokan là người
Tận hiến cả đời mình
Chuyên cần về tu học
Thoát ra ngoài u minh.

Sư có một cháu trai
Cai quản việc gia đình
Nhưng lại mê ca kỹ
Tiêu tiền chẳng toan tính.

Người nhà rất lo lắng
Sợ tài sản tiêu tan
Nên nhờ sư can thiệp
Có vài lời khuyên can.

Vượt đoạn đường rất xa
Sư ghé về quê nhà
Để viếng thăm người cháu
Không gặp nhiều năm qua.

Người cháu rất vui mừng
Vi được gặp lại chú
Mời chú ở lại nhà
Để qua đêm tạm trú.

Sư thiền định suốt đêm
Buổi sáng khi tạm biệt
Tay sư hơi run rẩy
Nên nhờ cháu buộc dép.

“Ai rồi cũng phải già
Sức khỏe sẽ yếu đi
Cháu hãy nên chăm sóc
Sức khoẻ cho thật kỹ."

Nói xong sư ra đi
Không nhắc một điều gì
Về lời than giòng họ
Việc cháu mê ca kỹ.

Nhưng từ đó về sau
Người cháu đã tỉnh ngộ
Đã hối cải thực sự
Không còn hoang phí nữa.

             oOo

Người đời ai cũng có
Mầm xấu và mầm tốt
Vun xới đúng hạt mầm
Sẽ được cây trái tốt.

Bùi Phạm Thành
(Ngày 9 tháng 3, 2020)





Ryokan tận hiến cả đời mình để tu học Thiền. Ngày nọ thiền sư nghe nói là người cháu trai, bất chấp lời khuyên của họ hàng, đang phung phí tiền bạc cho một cô ca kỹ. Vì người cháu đã thay Ryokan để cai quản tài sản gia đình, và gia tài này đang có nguy cơ bị tiêu tán, nên người nhà phải nhờ Ryoken nhúng tay vào.

Ryokan đã phải đi một quãng đường rất xa để đến thăm người cháu đã nhiều năm không gặp. Người cháu có vẻ rất vui được gặp lại chú và mời chú ở lại qua đêm.

Cả đêm Ryokan ngồi thiền định. Lúc ra đi vào buổi sáng, thiền sư nói với người cháu: “Chú chắc là già rồi, tay chú run lắm. Cháu có thể giúp buộc dây cho đôi dép rơm của chú được không?”

Người cháu hăng hái giúp. “Cám ơn cháu,” Ryokan kết luận, “cháu thấy không, người ta mỗi ngày mỗi già và yếu đi. Hãy chăm sóc cho bản thân cháu thật tử tế.” Rồi Ryokan ra đi, chẳng hề nói một lời đến các phàn nàn của người nhà. Nhưng, từ buổi sáng hôm đó, sự hoang phí của người cháu đã chấm dứt.





True Reformation

Ryokan devoted his life to the study of Zen. One day he heard that his nephew, despite the admonitions of relatives, was spending his money on a courtesan. Inasmuch as the nephew had taken Ryokan’s place in managing the family estate and the property was in danger of being dissipated, the relatives asked Ryoken to do something about it.

Ryokan had to travel a long way to visit his nephew, whom he had not seen for many years. The nephew seemed pleased to meet his uncle again and invited him to remain overnight.

All night Ryokan sat in meditation. As he was departing in the morning he said to the young man: “I must be getting old, my hand shakes so. Will you help me tie the string of my straw sandal?”

The nephew helped him willingly. “Thank you,” finished Ryokan, “you see, a man becomes older and feebler day by day. Take good care of yourself.” Then Ryokan left, never mentioning a word about the courtesan or the complaints of the relatives. But, from that morning on, the dissipations of the nephew ended.



No comments

Powered by Blogger.