Header Ads

Một Lịch Trình FONOP Thường Xuyên ở Biển Đông: Những Gì Sẽ Tiếp Theo?



Một lịch trình các FONOP (Freedom of Navigation Operation - Tự Do Hoạt Động Hàng Hải) thường xuyên sẽ có thể đem đến những lợi ích gì cho Hoa Kỳ và luập pháp quốc tế ở Biển Đông?
Ankit Panda
Lâm Viên - lược dịch

Đầu tháng này, tờ Wall Street Journal đã đăng tin Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, lần đầu tiên dưới sự điều hành của Tổng Thống Donald Trump, đã quyết định thiết lập một lịch trình về tự do hoạt động hàng hải (FONOP) trên Biển Đông và trao thẩm quyền cho Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Quyết định này đưa ra một chỉ trích chính đối với các hoạt động dưới thời chính quyền của ông Obama: đó là sự bất thường của FONOP đã làm cho Hoa Kỳ có vẻ dè dặt về phương diện chính trị và ngoại giao, bất lợi cho việc áp dụng pháp lý trong vùng Biển Đông.

Chính quyền của Obama đã cho thực hiện bốn (4) FONOP ở Biển Đông gần các đảo do Trung cộng đang chiếm giữ. Các hoạt động này bắt đầu vào tháng 10 năm 2015 và kết thúc vào tháng 10 năm 2016, với khoảng cách giữa mỗi hoạt động trong thời gian đó là không bình thường. Trái lại, chính quyền của ông Trump đã tiến hành FONOP lần đầu tiên vào tháng 5 bằng cách đưa một tàu khu trục có trang bị hoả tiễn vào trong phạm vi 12 hải lý của Mischief Reef trong quần đảo Trường Sa để khẳng định quyền tự do hoạt động (di chuyển) trên biển và đã tiến hành thêm hai hoạt động tương tự. Kể từ đó, chúng ta đã nhìn thấy hai hoạt động nữa: một trong tháng bảy và một vào tháng Tám.

Đây là một lợi thế rõ ràng cho một kế hoạch phi chính trị. Hoa Kỳ từ lâu đã lập luận rằng các FONOPs chỉ là một công cụ báo hiệu tích cách pháp lý và không đặc biệt nhắm vào Trung cộng. Hoạt động FONOP mới nhất đã được củng cố bằng việc các tàu khu trục Mỹ thách thức các tuyên bố về chủ quyền một cách quá đáng của các quốc gia trong vùng Biển Đông - các tin tức được loan truyền đều nhấn mạnh rằng FONOP là một hành động nhằm đối đầu với Trung cộng, nhưng Hải quân Hoa Kỳ tuyên bố rằng thách thức này nhắm vào tất cả các quốc gia từ Philippines đến Việt Nam và Đài Loan.

Tuy nhiên, một điểm trước đây đã bị xem là yếu kém bởi sự bất thường của FONOPs. Ngay cả khi FONOP của tháng Năm diễn ra sau khoảng cách hơn 200 ngày, một số nhà bình luận gợi ý rằng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đang tìm cách tránh sự kiểm soát trên Biển Đông trước cuộc đối thoại Shangri-La, nơi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis cổ động cho quyền tự do hàng hải trong bài diễn văn của ông.

Một bài báo đăng trên trên tạp chí có tên là Journal, cho biết rằng họ không ngạc nhiên với tốc độ của các hoạt động mà chính quyền của ông Trump đã thực hiện trong những ngày gần đây. Nhưng câu hỏi được đặt ra là sự tái lập các hoạt động FONOP có thành công trong việc thay đổi mạnh mẽ tình hình trên biển ở Biển Đông hay không? Câu trả lời là chưa chắc. Bởi vì qua những hoạt động của FONOP hành vi của Trung cộng vẫn không thay đổi. Thế cho nên Hoa Kỳ và các đồng minh chắc chắn sẽ phải áp dụng một lịch trình FONOP thường xuyên hơn trên Biển Đông.

Cuối cùng, để Tổng Thống và Hội đồng An ninh Quốc gia (và một quá trình liên ngành rộng hơn) ra ngoài việc quyết định về FONOPs sẽ giảm thiểu được sự gián đoạn của FONOP vẫn thường bị chỉ trích dưới thời của chính phủ Obama. Việc này cho thấy ngay rằng chính phủ của ông Trump đã có một hệ thống phân cấp rõ ràng về những phương diện như đối phó với Trung cộng, thương mại và Bắc Hàn là những ưu tư hàng đầu. Trung cộng chỉ có thể gây rối với Hoa Kỳ bằng phương pháp ngoại giao để phản đối chương trình FONOP mới này mà thôi.

Thời gian, và các FONOP trong tương lai, sẽ cho biết quyết định này đã được hoạch định tốt đẹp như thế nào để đem lại lợi ích cho Hoa Kỳ và luật pháp quốc tế ở Biển Đông.

Lâm Viên
Lược dịch theo bài viết của Ankit Panda đăng trên báo The Diplomat
Powered by Blogger.