Header Ads

101 Truyện Thiền: 91 - Nếm Đòn Thanh Kiếm Của Banzo


91. Nếm Đòn Thanh Kiếm Của Banzo

Chàng Matajuro
Có cha là kiếm sĩ
Một kiếm sĩ lừng danh
Với tài nghệ tuyệt kỹ.

Ông nghĩ con của mình
Là người quá tầm thường
Không thể làm kiếm sĩ
Nên ông đã từ con.

Vì thế chàng tìm thầy
Banzo, vị kiếm sư
Trên núi Furuta
Để xin làm đệ tử.

Đồng ý với cha cậu
Banzo nói một câu:
“Với kiếm thuật của tôi
Anh không học nổi đâu."

Chàng kiên trì năn nỉ:
“Nếu con thật chăm chỉ
Luyện tập thật chuyên cần
Bao lâu thành kiếm sĩ?"

Banzo nói: “Cả đời."
“Con sẵn sàng chịu khổ
Con không chờ lâu được
Nếu thầy chịu dạy dỗ."

“Vậy thì phải mười năm."
“Cha con đã già rồi
Nếu con thật cố gắng
Bao lâu thì sẽ giỏi?”

“Vậy thì ba mươi năm."
“Sao thầy lại tăng thêm
Cho dù con cố gắng
Và chuyên cần luyện kiếm."

“Vậy thì bảy mươi năm
Những người tánh như cậu
Hấp tấp đòi kết quả
Không học nhanh được đâu.”

Matajuro hiểu
Là đang bị thầy mắng
Vì hấp tấp vội vàng
Và thiếu sự kiên nhẫn.

Rồi từ ngày hôm đó
Matajuro làm
Như một người đầy tớ
Kiếm thuật, không hỏi han.

Ba năm dài trôi qua
Không được sờ thanh kiếm 
Khi nghĩ về tương lai
Cũng cảm thấy buồn phiền.

Nhưng bỗng có một hôm
Banzo lén đến sau
Dùng một thanh kiếm gỗ
Đập một cú thật đau.

Thế rồi ngày hôm sau
Rình khi chàng nấu cơm
Banzo lại lén đến
Đập một cú đau hơn.

Và rồi cứ như thế
Bất kể ngày hay giờ
Cũng để tâm chống đỡ
Thanh kiếm của Banzo.

Rồi ngày tháng trôi qua
Chàng học nhanh đến nỗi
Banzo rất hài lòng
Nụ cười nở trên môi.

Và rồi đến một ngày
Đỡ được hết cú đánh
Matajuro thành
Một kiếm sĩ lừng danh.

               oOo

Sự học là chuyên cần
Sự học là quyết tâm
Không vội vàng, sao lãng
Là bí quyết thành công.

Bùi Phạm Thành
(Ngày 30 tháng 5, 2020)





Matajuro Yagyu là con của một kiếm sĩ nổi tiếng. Cha của Matajuro tin rằng con mình quá tầm thường để có thể thành một kiếm sĩ tài giỏi, nên ông đã từ con.

Vì vậy Matajuro lên núi Mount Furata và tìm gặp kiếm sĩ lừng danh Banzo. Nhưng Banzo xác nhận sự định giá của người cha. “Anh muốn học kiếm thuật của tôi?” Banzo hỏi. “Anh không thể làm tròn các điều kiện của tôi được đâu.”

“Nhưng nếu con tập luyện chăm chỉ thì cần bao nhiêu năm để trở thành cao thủ?” cậu nhỏ kiên trì.

“Cả đời,” Banzo trả lời.

“Con không đợi lâu thế được,” Matajuro giải thích. “Con sẵn sàng chịu đựng mọi cực khổ, nếu thầy bằng lòng dạy con. Nếu con trở thành người đầy tớ trung tín của thầy, thì sẽ tốn bao lâu?”

“Ô, có thể là 10 năm.” Banzo dịu xuống.

“Cha của con đã già rồi, và con sẽ phải sớm lo cho cha,” Matajuro tiếp tục. “Nếu con tập luyện cực nhọc hơn rất nhiều, thì sẽ tốn bao lâu?”

“Ô, có thể là 30 năm,” Banzo nói.

“Sao vậy?” Matajuro hỏi. “Lúc đầu thầy nói 10 năm và bây giờ lên 30 năm. Con sẽ chịu bất kỳ cực khổ nào để thuần thục kiếm thuật trong thời gian ngắn nhất!”

“À,” Banzo nói, "trong trường hợp đó anh sẽ phải ở với tôi đến 70 năm. Một người hấp tấp đòi kết quả như anh ít khi học nhanh được.”

“Vâng được,” cậu nhỏ tuyên bố, cuối cùng anh ta cũng hiểu là anh đang bị mắng vì thiếu kiên nhẫn, “con đồng ý.”

Matajuro được lệnh không bao giờ nhắc đến kiếm thuật và không bao giờ được sờ đến thanh kiếm. Cậu nấu ăn cho sư phụ, rửa chén, dọn giường, dọn dẹp sân, chăm sóc vườn, làm tất cả công việc được giao phó mà không nói một lời về kiếm thuật.

Ba năm trôi qua. Matajuro vẫn tiếp tục lao động. Nghĩ đến tương lai, anh ta buồn. Ngay cả việc chưa được bắt đầu tập môn nghệ thuật mà anh ta đã nguyện hiến dâng cả đời mình.

Nhưng một ngày nọ Banzo lén đến sau lưng Matajuro và đập cho anh ta một nhát thật mạnh bằng thanh kiếm gỗ.

Ngày hôm sau, khi Matajuro đang nấu cơm, Banzo lại nhảy đến tấn công bất ngờ.

Kể từ ngày đó, ngày cũng như đêm, Matajuro phải lo chống đỡ các cú tấn công bất ngờ của thầy. Không lúc nào Matajuro lại không nghĩ đến cú đánh của thanh kiếm của Banzo.

Anh ta học rất nhanh khiến sư phụ của anh rất hài lòng với nụ cười luôn nở trên môi. Matajuro trở thành kiếm sĩ vĩ đại nhất của nước Nhật.





The Taste of Banzo's Sword

Matajuro Yagyu was the son of a famous swordsman. His father, believing that his son’s work was too mediocre to anticipate mastership, disowned him.

So Matajuro went to Mount Futara and there found the famous swordsman Banzo. But Banzo confirmed the father’s judgment. “You wish to learn swordsmanship under my guidance?” asked Banzo. “You cannot fulfill the requirements.”

“But if I work hard, how many years will it take to become a master?” persisted the youth.

“The rest of your life,” replied Banzo.

“I cannot wait that long,” explained Matajuro. “I am willing to pass through any hardship if only you will teach me. If I become your devoted servant, how long might it be?”

“Oh, maybe ten years,” Banzo relented.

“My father is getting old, and soon I must take care of him,” continued Matajuro. “If I work far more intensively, how long would it take me?”

“Oh, maybe thirty years,” said Banzo.

“Why is that?” asked Matajuro. “First you say ten and now thirty years. I will undergo any hardship to master this art in the shortest time!”

“Well,” said Banzo, “in that case you will have to remain with me for seventy years. A man in such a hurry as you are to get results seldom learns quickly.”

“Very well,” declared the youth, understanding at last that he was being rebuked for impatience, “I agree.”

Matajuro was told never to speak of fencing and never to touch a sword. He cooked for his master, washed the dishes, made his bed, cleaned the yard, cared for the garden, all without a word of swordmanship.

Three years passed. Still Matajuro labored on. Thinking of his future, he was sad. He had not even begun to learn the art to which he had devoted his life.

But one day Banzo crept up behind him and gave him a terrific blow with a wooden sword.

The following day, when Matajuro was cooking rice, Banzo again sprang upon him unexpectedly.

After that, day and night, Matajuro had to defend himself from unexpected thrusts. Not a moment passed in any day that he did not have to think of the taste of Banzo’s sword.

He learned so rapidly he brought smiles to the face of his master. Matajuro became the greatest swordsman in the land.



No comments

Powered by Blogger.