Đã sinh làm kiếp con người,
Nào ai thoát được cảnh đời xót xa!
Nhà Sư Ấn độ Vadjra,
Đưa ra triết lý, giúp ta thanh nhàn.
Xét rằng đời, vốn đa đoan,
Muốn vui sống, phải tịnh an tâm hồn.
Như ba con khỉ, mà khôn!
Lấy tay, bịt mắt, bịt mồm, bịt tai!
Bịt mắt, ta chẳng nhìn ai,
Chỉ nhìn cái đúng, cái sai của mình!
Diệt trừ: tà sắc, dục tình,
Thì buông bỏ được bóng hình đam mê.
Bịt mồm, ta chẳng khen, chê,
Dối gian chẳng nói, chửi thề cũng không.
Hiền như có Phật trong lòng!
Thì buông bỏ được những vòng lợi danh.
Bịt tai, chẳng rõ âm thanh,
Thấy đời đẹp, tựa bức tranh không lời!
Mở tâm thương mến mọi người,
Và buông bỏ hết!… Coi đời hư không!
“Tam Hầu” triết lý phương Đông, (*)
Tuy đơn sơ, lại mênh mông luận bàn!
Người xưa, để lại khôn ngoan,
Ngàn sau, hồ dễ thế gian tận tường!
Trần Quốc Bảo
Chú thích:
(*) “Tam Hầu” triết lý phương Đông: Triết lý này phát xuất từ nhà Sư Vadjra
(Ấn độ) vào thế kỷ thứ 8, lan truyền qua Trung hoa và Nhật. Đến thế kỷ 17, ở
Nhật tại Đền thờ Tokugawa có tượng 3 con khỉ. Tên chung bức tượng là Sambiki
Saru (3 khỉ khôn ngoan). Tên Khỉ bịt mắt, là Mizaru; Khỉ bịt miệng, là Mazaru;
Khỉ bịt tai, là Mikazaru.
Subscribe to:
Post Comments
(
Atom
)
Post a Comment