Header Ads

101 Truyện Thiền: 83 - Không Làm, Không Ăn


83. Không Làm, Không Ăn

Thiền sư Hyakujo
Đời nhà Đường Trung hoa
Thường làm việc lao động
Với tất cả học trò.

Các học trò lo lắng
Không muốn thấy thầy già
Vẫn làm việc cực khổ
Nên dấu đồ nghề cả.

Ngày đó thầy không ăn
Hai ngày sau cũng vậy
Học trò biết thầy giận
Đem đồ nghề trả lại.

Thầy tiếp tục lao động
Và ăn uống đàng hoàng
Tối đó thầy thuyết giảng: 
“Muốn ăn thì phải làm.”

             oOo

Thiền không phải cao siêu
Không nhất thiết khó khăn
Như một điều căn bản
“Có làm mới có ăn."

Bùi Phạm Thành
(Ngày 17 tháng 5, 2020)





Hyakujo, thiền sư người Trung quốc, thường làm việc lao động với các học trò ngay cả khi đã tám mươi, dọn vườn, cắt cỏ, tỉa cây.

Các học trò lo lắng thấy vị thầy già làm việc quá mệt nhọc, nhưng họ biết thầy chẳng nghe lời khuyên của họ mà nghỉ ngơi, nên họ dấu đồ nghề làm vườn.

Ngày hôm đó sư phụ chẳng ăn. Ngày kế tiếp thầy cũng chẳng ăn, và ngày kế tiếp cũng vậy. “Có lẽ thầy giận mình đã dấu đồ nghề,” các học trò đoán, “Mình phải trả lại thôi.”

Ngày họ trả lại đồ nghề, thầy làm việc và ăn như trước. Tối đó thầy dạy học trò: “Không làm, không ăn.”





No Work, No Food

Hyakujo, the Chinese Zen master, used to labor with his pupils even at the age of eighty, trimming the gardens, cleaning the grounds, and pruning the trees.

The pupils felt sorry to see the old teacher working so hard, but they knew he would not listen to their advice to stop, so they hid away his tools.

That day the master did not eat. The next day he did not eat, nor the next. “He may be angry because we have hidden his tools,” the pupils surmised. “We had better put them back.”

The day they did, the teacher worked and ate the same as before. In the evening he instructed them: “No work, no food.”


Phụ đính về Thiền sư Hyakujo:

Bách Trượng Hoài Hải  - 百丈懷海 (720-814) 

Vị tăng đời Đường. Người huyện Trường Lạc, Phúc Châu, họ Vương (có thuyết cho là họ Hoàng). Từ nhỏ đã thích đến thăm các chùa viện, năm hai mươi tuổi theo ngài Tuệ Chiếu ở Tây Sơn xuất gia, sau theo luật sư Pháp Triêu ở Nam Nhạc thụ giới cụ túc, không lâu, đến Lư Giang (ở Tứ Xuyên) đọc Đại tạng. Gặp được ngài Mã Tổ Đạo Nhất hoằng pháp tại Nam Khang, đem tâm hướng theo và được Đạo Nhất ấn khả. Vì cùng với các sư Trí Tạng ở Tây Đường, Phổ Nguyện ở Nam Tuyền đều được trao truyền phép thiền, nên thời bấy giờ gọi là Tam đại sĩ. Sau ra làm chủ tại Tân Ngô (huyện Phụng Tân tỉnh Giang Tây), núi Bách Trượng, tự lập ra Thiền viện, chế định Thanh Quy, suất chúng tu trì, thực hành sinh hoạt nông thiền (làm ruộng). Sư từng nói (Đại 48, 1119 trung): "Một ngày không làm, một ngày không ăn". Năm Nguyên Hòa thứ 9, nhập tịch, thọ thế chín mươi lăm tuổi.

Nhà vua ban thụy “Đại Trí Thiền Sư”, tháp hiệu “Đại Bảo Thắng Luân”. Môn hạ có Hi Vận ở Hoàng Bá, Linh Hựu ở Quy Sơn đứng đầu. Về sau, các vua đời Tống, Nguyên lại ban thụy hiệu “Giác Chiếu Thiền Sư”, “Hoằng Tông Diệu Hành Thiền Sư”. Ngoài ra, cứ theo Toàn đường văn quyển 446 Đường Hồng Châu Bách Trượng Sơn cố Hoài Hải thiền sư tháp minh tính tự chép, thì Thiền sư sinh vào năm Thiên Bảo thứ 8 (794) cho nên thọ sáu mươi sáu tuổi.

Thanh quy do sư chế đính đời gọi là Bách Trượng Thanh Quy, không một tùng lâm nào trong thiên hạ mà không làm theo, là công tích vạch ra thời đại của lịch sử Thiền tông. Tống Nho phỏng theo nó mà sáng lập các thư viện, ba triều Nguyên, Minh, Thanh lại lấy thư viện làm Hương Học (trường làng) là nơi dưỡng sĩ (đào tạo kẻ sĩ), đều là ơn của sư.

Nguồn: 
Phật Quang Đại Từ Điển 佛光大辭典 
Hoà Thượng Thích Quảng Độ (dịch)



No comments

Powered by Blogger.