Header Ads

Công Án Thiền: 17 - Cô Gái Xuất Thiền


Cô Gái Xuất Thiền

Ngày kia Bồ Tát Văn Thù
Đến dự Pháp hội cùng chư Phật này
Nhưng khi Bồ Tát đến đây
Mọi người rời khỏi nơi đây hết rồi
Còn Thích Ca Mâu Ni thôi
Và một cô gái đang ngồi lặng yên
Chìm sâu trong thế định thiền
Văn Thù thấy vậy ngạc nhiên nói rằng
“Sao làm được việc khó khăn
Chính tôi chưa chắc đã bằng cô ta."
Phật rằng “Muốn hiểu rõ ra
Đánh thức cô ấy để mà hỏi thôi."
Văn Thù lập tức nghe lời
Đi quanh để tỏ trọng người nữ kia
Búng tay hay làm cách gì
Cũng không thể gọi cô kia xả thiền.
Vô Minh một kẻ bỗng nhiên
Búng tay một cái cô liền tỉnh ngay.

Nguyên lý của công án này
Một bậc trí giả một người vô minh
Và người thiếu nữ ngồi thiền
Đạt tới cảnh giới tịnh thiền thâm sâu
Trí giả đánh thức được đâu
Vô minh đánh thức rất mau người thiền.
Bởi vì chấp trước mà nên
Trí giả chấp trước hoá liền nạn nhân
Đạo là con đường thật gần
Vướng mắc, chấp trước biến gần thành xa
Chân lý tuyệt đối quanh ta
Bỏ đi chấp trước biến xa thành gần.

Bùi Phạm Thành
Ngày 28 tháng 12 năm 2022





17. Cô Gái Xuất Thiền

Một ngày kia, Văn Thù Bồ Tát đến Pháp hội của chư Phật. Khi ông tới nơi thì mọi người đã ra về hết cả chỉ còn lại Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và một cô gái.

Cô gái ngồi ở chỗ danh dự, chìm sâu trong thiền định. Văn Thù hỏi Phật làm sao cô gái đạt được mức thiền định sâu đó mà chính ông cũng không đạt được?

Đức Phật nói:

- Hãy đưa cô ấy ra khỏi thiền định mà hỏi.

Văn Thù liền đi vòng quanh cô gái ba vòng (dấu hiệu của sự tôn trọng), búng ngón tay nhiều lần. Cô ta vẫn đắm mình trong thiền định. Ông thi thố tất cả mọi phép mầu ngay cả đưa cô ta lên tận trên mây cũng không đem được cô ta ra khỏi thiền định. Bỗng nhiên từ lòng đất Vô Minh, một kẻ chưa giác ngộ, vọt lên, ông ta chỉ búng tay một cái cô gái kia liền ra khỏi trạng thái thiền định.

Nguyên lý của công án này là biểu tượng. Văn Thù tượng trưng cho trí tuệ, Vô Minh là đối nghịch. Tại sao cô gái đạt được trạng thái thiền định sâu mà Văn Thù không đạt được? Tại sao Văn Thù không lay tỉnh được cô gái để hỏi? Mục đích của Thiền là vượt lên trên nhị nguyên và trở thành vô ngã. Vô ngã giống như một chai nước đầy và đậy kín nút. Dù ta lắc thế nào thì cũng không có tiếng gì. Nhưng nếu ta chỉ đổ nước đầy nửa chai thì ta sẽ nghe tiếng nước. Dĩ nhiên, nếu chai không thì không có tiếng gì, nhưng hiển nhiên là cũng không có nước. Chỉ ngồi im trong thiền định cũng như cái chai không nước. Chân thiền giống như cái chai đầy nước. Cô gái trong công án là vô ngã, ngay cả Văn Thù cũng không lay chuyển được cô. Nhưng tại sao một kẻ vô tri như Vô Minh lại làm được?

Ngay cả bậc trí giả, nếu vướng mắc (trói chặt) vào trí tuệ, cũng trở thành nạn nhân của trí tuệ. Ngay cả những việc tốt, nếu chúng ta vướng mắc vào chúng, sẽ trở thành xấu. Không vướng mắc, không chấp trước, là Đạo, là con đường dẫn đến chân lý tuyệt đối.


17. The Girl Comes Out of Meditation

Once upon a time, Manjusri, the Boclhisattva of Wisdom, went to an assemblage of Buddhas. By the time he arrived, all had departed except for the Buddha Sakvamuni and one girl. She was seated in a place of highest honor, deep in meditation. Manjusri asked the Buddha how it was possible for a mere girl to attain a depth of meditation that even he could not attain. The Buddha said, "Bring her out of meditation and ask her yourself."

So Manjusri walked around the girl three times [a gesture of reverence], then snapped his fingers. She remained deep in meditation. He then tried rousing her by invoking all his magic powers; he even transported her to a high heaven. All was to no avail, so deep was her concentration. But suddenly, up from below the earth sprang Momyo, an unenlightened one. He snapped his fingers once, and the girl came out of her Meditation.

The principles of this koan are symbolic. Manjusri personifies wisdom; Momyo is the opposite. How is it that a mere girl could attain a state that Manjusri couldn't? Why was the wise Manjusri unable even to rouse her to learn the answer to that question? The purpose of meditation is to overcome duality, to become selfless-ness. Selfless-ness can be likened to a bottle filled to capacity; when the cork is put in, no matter how you shake it, toss it, drop it, there is no noise. But if the bottle is only half full, it makes the sound of water. Of course, if the bottle is empty, there is no sound, but there is no water, either. Merely "sitting quietly' in meditation is like a bottle without any water. True meditation is like the bottle filled to the top. The girl in the koan was selfless-ness. Even Manjusri couldn't rouse her. Then how could Momyo, an ignoramus, rouse the girl?

Even the wise man, if he becomes attached to wisdom, becomes the victim of wisdom. Even good deeds, if we become attached to them, become bad. Non-attachment is the Way.



No comments

Powered by Blogger.