Header Ads

Sự Đần Độn


Sự đần độn (stupidity) là gì?

Theo định nghĩa của các tự điển phổ thông thì:

Sự đần độn là một trạng thái ngớ ngẩn, kém thông minh; sự thiếu sót các nhận định thỏa đáng (The state of being foolish or unintelligent; A behavior that shows a lack of good sense or judgment).”

Sách vở định nghĩa như vậy; tuy nhiên, tôi thấy cần phải phân biệt giữa “kém thông minh” và “đần độn.”

Thông minh là khả năng học hỏi (learning) và phân biệt / phân tích chuyện phải và trái (reasoning). Trong khi đó, đần độn là trạng thái hoàn toàn thiếu sự hiểu biết (lack of knowledge).

Truyền thông chung quanh đời sống hàng ngày của chúng ta qua các Quảng cáo thương mại, Reality shows, Talk shows, Police Dramas, và ngay cả các chương trình thể thao đang được ưa chuộng… dường như khuyến khích và truyền bá rộng rãi sự đần độn.  Chúng ta sẵn sàng dùng rất nhiều thời giờ để theo dõi các loại “TV shows” này (“Jerry Springer,” “Keep up with the Kardashians,”…) hơn là dùng thời giờ để chăm sóc nhà cửa, dạy dỗ con cái hay… đi bỏ phiếu bầu cử.

Xã hội “văn minh” thưởng các nhân vật đần độn rất nhiều tiền và tiếng tăm…  Chẳng hạn, các nhân vật của gia đình Kardashians nổi tiếng và giàu có mà không hề có khả năng, không làm được bất cứ một thứ gì khả dĩ đóng góp cho sự thăng tiến hay ích lợi gì cho xã hội: Họ không biết hát, không biết đóng phim, không biết nhảy, không phát minh ra cái gì – hoàn toàn chỉ là “không và không.”  Họ nổi tiếng nhờ các câu chuyện đời tư rất kịch cỡm, các đoạn phim làm tình (sex clips) không biết xấu hổ là gì; hay phát tán các hình ảnh khỏa thân hủ hóa hết chỗ nói ra công chúng là hết chuyện.  Các cầu thủ, võ sĩ chuyên nghiệp, ca sĩ nhạc “Rap” chưa biết đọc và viết cho trôi chẩy nhưng có những “contracts” hàng chục, hàng trăm triệu đô-la; chỉ biết tiêu tiền một cách hoang phí,  biết đánh vợ, biết cách làm cho cả lố tình nhân đẻ con hàng loạt, và rồi lúc rảnh rỗi tuyên bố những lời lẽ “bố láo” hay làm chuyện thối hoắc động trời để đám truyền thông lá cải chạy theo phân tích và bình luận loạn lên.

Giáo dục và sự hiểu biết là việc rất khó, phải bỏ nhiều công lao mới đạt được; vì vậy mà đa số không chọn con đường khó khăn đó.  Cộng vào đó là sự phát minh của “smartphone” trong vài thập niên vừa qua, đưa đến kết quả xã hội càng lúc càng ngu đần hơn.  Có phải chính ngay chúng ta cũng đang vô tình cổ võ sự ngu đần trong mọi lãnh vực của đời sống?

Hãy thử xem và nghe qua vài hoàn cảnh nhân quả (causes and effects) trên TV như sau:

Vào ngày 24 tháng 8 năm 2007, trong cuộc thi “Hoa Hậu Thiếu Nữ Vị Thành Niên Hoa Kỳ năm 2007” (Miss Teen USA 2007) tổ chức tại Pasadena, California, thí sinh Lauren Caitlin Upton đại diện Tiểu bang South Carolina được người điều khiển chương trình thi Hoa hậu này là bà Aimee Teegarden đặt một câu hỏi về tình trạng yếu kém kiến thức “Địa lý” của dân Hoa Kỳ như sau:

“Kết quả trong các cuộc thăm dò (polls) gần đây cho thấy một phần năm (20%) dân chúng Hoa Kỳ không thể chỉ đúng vị trí của nước Hoa Kỳ trên bản đồ thế giới.  Theo em nghĩ, đó là vì lý do gì?”

(nguyên văn Anh ngữ)

"Recent polls have shown a fifth of Americans can't locate the U.S. on a world map. Why do you think this is?"

Sau đây là câu trả lời loại “trời ơi đất hỡi” của thí sinh Lauren Caitlin Upton, 18 tuổi:

“Theo cá nhân tôi, dân Hoa Kỳ không thể làm được việc đó (chỉ vị trí đúng của Hoa Kỳ trên bản đồ thế giới) bởi vì…  uh… vài uh…  công dân Hoa Kỳ không có bản đồ, uh, tôi tin là nền giáo dục của chúng ta  như là ở… Nam Phi và uh, Iraq, ở mọi nơi như là…, và, tôi tin là họ nên làm, sự giáo dục của chúng ta ngay tại Hoa Kỳ nên giúp đỡ Hoa Kỳ uh, hay là, uh, nên giúp đỡ Nam Phi và nên giúp đỡ Iraq và các quốc gia Á châu, như vậy chúng ta có thể xây dựng tương lai đất nước Hoa Kỳ.  Cho con cháu chúng ta…”

(nguyên văn Anh ngữ)

“I personally believe that U.S. Americans are unable to do so because, uh, some, uh, people out there in our nation don't have maps and, uh, I believe that our education like such as in South Africa and, uh, the Iraq, everywhere like such as, and, I believe that they should, our education over here in the U.S. should help the U.S., uh, or, uh, should help South Africa and should help the Iraq and the Asian countries, so we will be able to build up our future. For our children.”

Thiệt tình!  Câu trả lời làm người nghe muốn bị kiết lị ngay tại chỗ: Từ câu hỏi về “kiến thức địa lý của dân Hoa Kỳ” mà có thể đi đến câu trả lời về “giúp đỡ các quốc gia khác về vấn đề giáo dục?”  Rất oái oăm khi cô ta nghĩ là “các quốc gia khác cần sự giúp đỡ giáo dục chứ không phải là Hoa Kỳ (về việc học địa lý)…” Ngạc nhiên lớn nhất là làm sao Nam Phi, Iraq và Á châu có thể được (đặc biệt) ngẫu nhiên liệt kê ra và thêm vào trong câu trả lời của cô ta!!!  Một thực tế rõ rệt mà hàng triệu khán giả truyền hình thấy được là cô Hoa hậu Lauren Caitlin Upton chính là 1 (trong 5) người Mỹ không biết xem bản đồ.  Chớ còn ai vào đây nữa?  Hết biết.

Chưa hết đâu!  Trong kỳ thi “Hoa Hậu Hoa Kỳ năm 2013” (Miss USA 2013) tổ chức tại Las Vegas, Nevada ngày 16 tháng 6 năm 2013, Giám khảo Nene Leakes hỏi thí sinh Marissa Powell, Hoa hậu đại diện Tiểu Bang Utah, về vấn đề “Phụ Nữ và sự trả lương không công bằng căn cứ trên giới tính” (women in the workplace and unequal pay) như sau: 

“Trong các báo cáo gần đây cho thấy 40% số gia đình có con, phụ nữ là nhân vật chính đem lương bổng về nhà; tuy vậy họ vẫn được trả lương kém hơn đàn ông.  Sự bất quân bình trên lương bổng này phản ảnh gì về xã hội hôm nay?”

(nguyên văn Anh ngữ)

“A recent report shows that in 40 percent of American families with children, women are the primary earners, yet they continue to earn less than men.  What does this say about society?”

Thí sinh Marissa Powell, 20 tuổi, bắt đầu trả lời câu hỏi một cách lơ lửng con cá vàng nhưng hoàn toàn vô hại:

“Tôi nghĩ là chúng ta có thể nối vấn đề này (v/đ trả lương cho phụ nữ?) về lại với sự giáo dục; và cách mà chúng ta cố gắng phát huy…”

Rồi bỗng nhiên cô Marissa Powell khựng lại một vài giây một cách vụng về, cười và nói tiếp:

“Tìm cách tạo ra công việc làm thời buổi bây giờ; đó là trở ngại lớn nhất.  Tôi nghĩ đàn ông được xem như những người lãnh đạo trong vần đề này (?) thành ra chúng ta phải tìm cách ‘tạo ra một nền giáo dục hoàn hảo hơn (?) để giải quyết vấn đề này (?)  Xin cảm ơn.”
(nguyên văn Anh ngữ)

“I think we can relate this back to education… and … how … we are continuing … to try to strive … to …”

[Big smile. Long pause. Deep breath; then…
Boom!]

“figure out how to create jobs right now.  That is the biggest problem right now. I think, especially the men are… uh… seen as the leaders of this, and so we need to see how to… create ‘education better’ (… !!!)  So that we can solve this problem. Thank you.”


OMG!  Trời đất thiên địa ơi!  Tương tự như bài học của cô Lauren Caitlin Upton năm 2007 trước đây (lịch sử hình như lập lại).  Từ câu hỏi về “chênh lệch trong sự trả lương cho phụ nữ” đi đến câu trả lời làm tôi phải đau cái đầu (một số tế bào não bị chết!) về “tạo nên một nền giáo dục hoàn hảo hơn…”  Thấy rõ Cô Marissa Powell chính là người đã tạo ra hậu quả của sự “trả lương chênh lệch cho phụ nữ” (!?) Cũng chính cô ta là người cần “một nền giáo dục tốt đẹp hơn” (“education better”) mới đúng.

Không riêng gì cá nhân tôi, ông Timothy Burke của trang mạng “Deadspin” đã tỏ ra đã ngao ngán khi nghe câu trả lời này của Cô Marissa Powell.  Ông Timothy Burke mượn một câu nói trong phim “Bill Madison” (1995) để bày tỏ sự chán chường này của ông ta: 

“Những gì Cô vừa nói là sự ngớ ngẩn và điên khùng mà tôi chưa từng nghe bao giờ.  Trong sự trả lời lảm nhảm của Cô, sự  chệch hướng không có một mảy may gì được xem là hợp lý cả… Khán thính giả sau khi nghe về sự sổ toẹt của Cô rồi, họ cảm thấy đần độn thêm.  Mong là thượng đế đoái thương linh hồn Cô…”

(nguyên văn Anh ngữ)

“What you’ve just said is one of the most insanely idiotic things I have ever heard. At no point in your rambling, incoherent response were you even close to anything that could be considered a rational thought. Everyone in this room is now dumber for having listened to it.
 

I award you no points, and may God have mercy on your soul.”

Thật quái đản!  Tại sao (trong các cuộc thi Hoa Hậu) lại cứ phải hỏi những người đẹp trẻ tuổi những câu hỏi về sự thông minh mà không hỏi quan điểm của họ về vấn đề thời trang, cách trang điểm, chuyện sửa sắc đẹp, chích botox, độn bơm “silicon”…

Trở lại chuyện ngu đần thường tình…

Hàng ngày, tôi vẫn nghe nói là “con người sẽ sống sung sướng hơn nếu có nhiều người thông minh.”  Như thể người đần độn không xứng đáng (undesirable?) cần phải loại trừ bớt đi.  Người Tây phương gọi cái “logic” này một cách châm biếm là “Giải thưởng Darwin” (Darwin Award) nghĩa là “trong sự lựa chọn tự nhiên của thiên nhiên (natural selection) những sinh vật nào không thích đáng (yếu kém, vô dụng, ngớ ngẩn) sẽ bị thiên nhiên loại trừ hay chính “đương sự” tự ý đi ra khỏi sân chơi sau khi được lãnh phần thưởng ‘Bị đào thải’ (?!) của Darwin.”

Tôi thấy nhận định này có vẻ cố chấp.  Người thông minh không phải tất nhiên là người hữu dụng. Rất nhiều người thông minh, đậu bằng cấp cao nhưng cũng chẳng có phát minh, sản xuất, hay làm được cái gì hữu ích cho nhân loại.  Có rất nhiều công việc làm nặng nề, khó khăn, thiếu vệ sinh và nguy hiểm mà chỉ có người kém thông minh mới có thể và sẵn lòng làm và làm được việc.  Nói chung, có rất nhiều công việc nặng nhọc hàng ngày không cần người phải có IQ (chỉ số thông minh) thật cao để làm.  Ai cũng phải chết; chứ không riêng gì người đần độn phải chết bớt đi mới là lời giải của đời sống.

Chưa kể người thông minh cũng đôi khi làm chuyện đần độn.

Theo tôi, đần độn hay không thì phải căn cứ trên hành động của họ.  Thông thường khi một người làm hỏng chuyện gì; không bao giờ họ tự nhận là mình đã làm chuyên ngu xuẩn…  Vì là người “thông minh” nên họ luôn luôn có sẵn một số bài bản, lý do để biện bạch cho sự sai lầm của họ.  Nếu căn cứu trên hành động để phân loại sự ngu đần thì chính quyền và chế độ cộng sản là ngu đần thầy chạy.  “Hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm.” – Lời TT Nguyễn Văn Thiệu khuyến cáo trở thành chân lý.  Cộng sản không bao giờ được thế giới văn minh xem là sáng suốt tiến bộ…  Cộng sản luôn luôn làm chuyện ruồi bu, sai lầm nhưng họ luôn luôn thủ sẵn các lý do (cũng loại ruồi bu) để biện bạch cho sai lầm của họ

…càng làm càng sai
càng sai càng sửa; 
càng sửa càng sai; 
càng sai càng làm…

Cái vòng lẩn quẩn (dirty cycle) này cũng là “cương lĩnh” lẩm cẩm muôn đời của mấy anh cộng sản.

Để kết thúc, tôi xin xin ghi lại đây một câu nói của Mark Twain mà tôi rất ưa:

“Không nên cãi lý với người ngu… họ sẽ kéo bạn xuống cấp thấp như họ và sẽ đè bẹp bạn bằng kinh nghiệm của họ.” (“Never argue with stupid people, they will drag you down to their level and then beat you with experience.”)

Vài lời thô thiển.

Trần Văn Giang
Orange County, Ngày 14 Tháng 9 Năm 2017.

Powered by Blogger.