Header Ads

Nhật Bản Tìm Cách Mở Rộng Hợp Đồng Vũ Khí Ở Đông Nam Á



CHIBA, NHẬT BẢN - Một viên chức của bộ Quốc phòng Nhật cho biết hôm thứ Hai rằng Nhật Bản đang tìm cách gia tăng số lượng bán hàng trang bị quân sự cho các quốc gia Đông Nam Á trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung cộng và Bắc Hàn.

Hành động này là một trong những thúc đẩy của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm củng cố vai trò quân sự của Nhật Bản và bán hàng trang bị quốc phòng, đặc biệt là ở Đông Nam Á, nơi Trung cộng đã mở rộng việc bán vũ khí của họ.

Hideaki Watanabe, người đứng đầu của cơ quan Tiếp liệu Quốc phòng, cho biết Nhật Bản sẽ tổ chức một cuộc họp vào ngày thứ Năm với các viên chức quốc phòng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á để thảo luận về việc chia sẻ các trang bị và kỹ nghệ quốc phòng.

Hôm thứ Hai vừa qua, ông nói tại một chương trình triển lãm vũ khí quốc tế gần Tokyo đã được sự tham dự của hàng trăm viên chức quốc phòng và các nhà lãnh đạo ngành kỹ nghệ quốc phòng từ khắp nơi trên thế giới.

Watanabe cho biết đã có những nỗ lực tích cực của các quốc gia trong những năm gần đây để thay đổi hiện trạng an ninh trong vùng, ám chỉ việc TC xây dựng căn cứ quân sự trên các hòn đảo nhân tạo mà họ chiếm đóng trong khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông.

"Đây là điều cần thiết để duy trì một vùng biển rộng lớn và ổn định trong phạm vi của pháp luật," ông nói. "Bảo đảm an toàn hàng hải và phi hành để góp phần vào hòa bình và thịnh vượng của Nhật Bản và cộng đồng quốc tế. Nghiên cứu và phát triển về trang bị quốc phòng với kỹ thuật tân tiến của Nhật Bản góp phần vào việc bảo vệ Nhật Bản và những nơi khác."

Kỹ nghệ quốc phòng của Nhật Bản có trị giá khoảng 1.8 nghìn tỷ Yen (16 tỷ USD) mỗi năm, một phần nhỏ nếu so sánh với kỹ nghệ xe hơi với 52 nghìn tỷ Yen (470 tỷ USD) của nước này.

Sau Đệ nhị Thế chiến, với hiến pháp bài trừ chiến tranh, Nhật Bản đã hạn chế việc xuất khẩu vũ khí của họ, hạn chế việc nghiên cứu chung và phát triển với Hoa Kỳ theo một hiệp ước an ninh song phương. Kể từ khi các quy tắc này được nới lỏng vào năm 2014, Nhật Bản hiện đang có giao dịch nghiên cứu chung với Anh, Úc và Pháp.

Để mở rộng phạm vi của ngành kỹ nghệ quốc phòng, chính phủ Nhật Bản đã ủng hộ kinh phí nghiên cứu đến hơn 10 tỷ Yen (90 triệu USD) trong năm nay.

Nhật Bản đã thúc đẩy việc chuyển giao các trang bị quốc phòng với các nước Đông Nam Á để giúp tăng cường khả năng an ninh hàng hải của họ trong bối cảnh hiện diện ngày càng tăng của TC ở Biển Đông, nhưng những giao dịch này đã được giới hạn trong việc bán máy bay do thám TC-90 đến Philippines.

TC đã xuất khẩu trang bị quân sự giá rẻ sang nhiều nước Đông Nam Á.

Cuộc triển lãm vũ khí, được tài trợ bởi Bộ quốc phòng, Ngoại giao và Kỹ nghệ của Nhật Bản, bao gồm các cuộc thảo luận tập trung vào phòng chống hoả tiễn. Bắc Hàn đã tiến hành nhiều vụ thử hoả tiễn trong năm nay.

Công ty lớn về quốc phòng của Mỹ là Lockheed Martin và các nhà thầu Nhật Bản như Mitsubishi Heavy Industries và Kawasaki Heavy Industries nằm trong số hàng chục nhà triển lãm từ khắp nơi trên thế giới, đã có gian hàng tại cuộc "triển lãm Mast của châu Á (Mast Asia exhibit)" trong năm nay, ngay phía đông của Tokyo.

Các nhà sản xuất của Nhật Bản vẫn thận trọng về triển vọng số lượng bán hàng trang bị quân sự của họ.

Mitsubishi Industries, nhà sản xuất tàu khu trục Aegis và máy bay chiến đấu, không trông mong có được một sự bùng nổ về kinh doanh ngay lập tức, bởi vì các hàng trang bị quốc phòng của Nhật Bản hiện đang tập trung vào phòng chống thiên tai và gìn giữ hòa bình quốc tế.

"Trước hết chúng tôi muốn khách hàng nhìn thấy một kỹ nghệ toàn diện và tiên tiến," ông nói. "Chúng tôi rất vui mừng khi được cung cấp kỹ thuật và trang bị quốc phòng của chúng tôi đến bất cứ nơi nào để có thể được sử dụng cho hòa bình quốc tế."

Một chuyên gia quốc phòng Hàn Quốc Yoon Sukjoon, một đại úy hải quân về hưu có mặt tại triển lãm cho biết trong khi vai trò quốc phòng của Nhật Bản vẫn là một vấn đề nhạy cảm đối với các nước châu Á khác vẫn có những kỷ niệm cay đắng về chiến tranh xâm lược của Nhật Bản. Nhưng vẫn được chào đón bởi các quốc gia trong vùng hiện đang phải đối đầu với những thách thức của Bắc Hàn.

"Chúng tôi có một mối đe dọa, một mối đe dọa thực sự từ Bắc Hàn," Yoon cho biết, trích dẫn khả năng về hoả tiễn gần đây của Bắc Hàn và sự phát triển về vũ khí hạt nhân. "Nhật Bản là hàng xóm của chúng tôi. Chừng nào chúng ta có lợi ích chung, khái niệm an ninh chung, không có lý do nào để chúng ta từ chối việc hợp tác về trang bị quân sự và chia sẻ các thông tin về vấn đề đó."

Lâm Viên lược dịch theo MARI YAMAGUCHI - Associated Press
http://www.newsobserver.com/news/technology/article155632629.html
Powered by Blogger.