Header Ads

Những Người Phụ Nữ Trong Cơ Quan NASA


Bùi Phạm Thành

Vai trò của phụ nữ làm việc bên trong và liên hệ với NASA đã thay đổi theo thời gian. Ngay từ năm 1922, phụ nữ đã làm việc với tư cách là  khoa học gia. Trong suốt thập niên 1930 cho đến nay, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hàng ngũ của NASA không chỉ tại Langley Memorial mà còn tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (Jet Propulsion Laboratory - JPL), Trung tâm Nghiên cứu Glenn (Glenn Research Center) và nhiều địa điểm khác của NASA trên khắp Hoa Kỳ. Và khi chương trình không gian phát triển, phụ nữ đã đảm nhận nhiều vai trò khác, kể cả phi hành gia.

Lịch Sử

Thập Niên 1920

Ngay từ năm 1922, những phụ nữ như Pearl I. Young đã làm việc với tư cách là  học gia. Young là  khoa học gia thứ hai làm việc cho chính phủ liên bang tại Ủy ban Cố vấn Quốc gia về Hàng không (National Advisory Committee for Aeronautics - NACA), tại Phòng thí nghiệm ở Langley Memorial Aeronautical Laboratory building 1202 tại Langley, Virginia.

Thập Niên 1960

Dana Ulery
Đầu tiên, phụ nữ chỉ làm những công việc hỗ trợ như quản trị viên, thư ký, bác sĩ, nhà tâm lý học và sau đó là kỹ sư. Vào những năm của thập niên 1960, NASA bắt đầu tuyển dụng phụ nữ và người thiểu số cho chương trình không gian. Đến cuối thập niên 1960, NASA đã tuyển dụng hàng nghìn phụ nữ. Một số phụ nữ như Mary Shep Burton, Gloria B. Martinez (người phụ nữ gốc Latin đầu tiên được tuyển dụng), Cathy OsgoodShirley Hunt làm việc với văn phòng điện toán (computer division) trong khi Sue Erwin, Lois RansdellMaureen Bowen làm thư ký cho các thành viên khác nhau của Đội Nhiệm vụ và Kiểm soát Chuyến bay (Mission and Flight Control teams). Dana Ulery là nữ kỹ sư đầu tiên được tuyển dụng tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA. Mặc dù bà chỉ được coi là một kỹ sư hạng thấp, nhưng trong hơn bảy năm, không có thêm một nữ kỹ sư nào khác được nhận vào JPL. Một phụ nữ khác, Donna Shirley, làm việc tại JPL với tư cách là mission engineer vào những năm 1960. Ngoài ra, Tiến sĩ Carolyn Huntoon, một phụ nữ, là người tiên phong trong việc nghiên cứu quá trình biến dẫn (metabolism) của phi hành gia và các hệ thống khác của cơ thể. Margaret Hamilton là lập trình viên chính (lead programmer) của máy tính (computer) hướng dẫn cho chương trình Apollo. Judy Sullivan là  kỹ sư trưởng về sinh học (lead biomedical engineer) cho  trình Apollo 11.
 
Margaret Hamilton với những computer
programs do bà các nhân viên phụ tá
viết để điều khiển chương trình Apollo 
Mặc dù phụ nữ gặp khó khăn trong việc thành lập vị trí của họ trong cơ quan làm việc, nhưng NASA đã có một số phụ nữ lập nên những thành tích đáng kể trong địa bàn của nam giới. Ví dụ, Katherine Johnson là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử của NASA. Là một phụ nữ da đen, bà đã trải qua nhiều cấp bậc, và sau cùng đã trở thành một trong những kỹ sư hàng đầu và được kính trọng nhất trong  trình Apollo. Đây được coi là một bước quan trọng đối với người da đen và phụ nữ trong NASA và công chúng nói chung để những người khác ngưỡng mộ. Cùng với Katherine Johnson, người đã đóng vai trò then chốt với biệt danh là người máy tính (human computer) của NASA, Dorothy VaughanMary Jackson đã giúp tính toán các phương trình tích phân và phép tính toán để kiểm tra lại và đảm bảo rằng việc phóng tàu vũ trụ đã được tính toán chính xác. Nhìn chung, đây là những người đi tiên phong cho việc ngày càng gia tăng số phụ nữ làm việc cho NASA.

Bà Katherine Johnson không chỉ là "người máy tính (human computer)" mà đã trở nên bất tử với câu nói của phi hành gia John Glenn khi bà được giao cho tái kiểm chứng những phương trình toán trong chương trình Murcury "Nếu cô ấy nói những con số ấy đúng thì tôi sẵn sàng bay lên không gian. (If she says they're good, then I am ready to go.)"

Tuy nhiên, không phải ai cũng chấp nhận hiện tượng này. Năm 1962, George Low, Giám đốc phụ trách các chuyến bay vũ trụ có người lái của NASA, đã chống lại phụ nữ bằng cách nói với quốc hội rằng làm việc với phụ nữ sẽ khiến công việc của ông bị trì hoãn. Trong khi đó, cùng năm đó, tổng thống John Kennedy đã ký Ủy ban của Tổng thống về Địa vị Phụ nữ (President's Commission on the Status of Women) để khuyến khích bình đẳng giới tính trong lực lượng lao động. Điều này cuối cùng đã dẫn đến việc James Webb, một  đốc điều hành của NASA, đưa ra một chỉ thị  định cho toàn cơ quan nêu rõ rằng NASA cung cấp cơ hội bình đẳng cho tất cả những người sẵn sàng làm việc với NASA. Mặc dù vậy, không có phụ nữ nào được chọn tham gia phi hành đoàn vào các năm 1963/65/66/67.

Thập Niên 1970

Thập niên 1970 là bước ngoặc đưa phụ nữ tiến gần hơn đến việc trở thành phi hành gia. Đồng thời, quân đội bắt đầu chấp nhận phụ nữ để đào tạo phi công mà cuối cùng dẫn đến các nữ phi hành gia. Năm 1977, số lượng tuyển dụng của NASA tăng vọt nhờ sự giúp đỡ của nữ tài tử da đen Nichelle Nichols, người thủ vai Trung úy Uhura trong phim truyền hình Star Trek, đã truyền cảm hứng cho các cô gái trẻ trở thành phi hành gia tại NASA khi họ lớn lên. Một trong những cô gái này là Tiến sĩ Mae Jemison, nữ phi hành gia da đen đầu tiên vào năm 1992. Một nhân vật quan trọng khác trong những năm 1970 là Tiến sĩ Carolyn Huntoon, người đã từ chối làm phi hành gia để phục vụ trong ủy ban tuyển chọn phi hành gia. NASA đã cử Huntoon đi khắp Hoa Kỳ để khuyến khích phụ nữ ghi tên làm phi hành gia hoặc tham gia lĩnh vực STEM. Năm 1979, Kathryn Sullivan đã lái chiếc máy bay trinh sát WB-57F của NASA đến độ cao 63.300 feet, phá vỡ kỷ lục độ cao, không chính thức, đối với phụ nữ Mỹ.

Thập Niên 1980

Sally Ride, nữ phi hành gia đầu tiên của Mỹ
Vào ngày 18 tháng 6 năm 1983, Sally Ride đã làm nên lịch sử với tư cách là nữ phi hành gia người Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ. Khoảng hơn một năm sau, Judith Resnik đưa tàu con thoi Discovery vào không gian và trở thành người phụ nữ Mỹ thứ hai bay vào vũ trụ. Năm 1988, Ellen Ochoa gia nhập NASA và trở thành nữ phi hành gia gốc Latin đầu tiên. Ochoa đã thực hiện nhiều nhiệm vụ bao gồm tàu con thoi Discovery, Atlantis, bốn chuyến bay và gần 1,000 giờ trong không gian. Năm 1985, Shannon Lucid thực hiện chuyến bay đầu tiên và khi kết thúc sự nghiệp, bà đã trải qua 188 ngày trong không gian. Lucid lập kỷ lục người Mỹ, cho cả nam và nữ, với số ngày ở trong không gian nhiều nhất cho đến năm 2002

Thập Niên 1990

Trong thập niên 1990, NASA đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu về cơ thể phụ nữ và tác động của không gian đối với cơ thể họ. Carolyn Huntoon đã có một bài phát biểu vào năm 1994 tại Tiệc trưa Sức khỏe Phụ nữ và Không gian hàng năm lần thứ 2 (2nd Annual Women's Health and Space Luncheon) bằng cách  trình bày những sự kiện không được công nhận bởi NASA. Vào ngày 3 tháng 2 năm 1995, lịch sử đã được tạo nên khi Đại tá Eileen Collins trở thành người phụ nữ đầu tiên lái tàu vũ trụ. Trong khi đó, Shannon Lucid, một kỹ sư hội đồng quản trị, đã thực hiện 5 nhiệm vụ trong không gian và làm việc với tư cách là nhà khoa học trưởng (chief scientist) của NASA tại Washington, DC.

Thập Niên 2000

Bắt đầu từ năm 2000, số lượng phụ nữ trong các hành tinh của NASA bắt đầu tăng lên. Hầu hết phụ nữ được giao vai trò là Đồng điều tra viên và Nhà khoa học tham gia (Co-Investigators and Participating Scientists). Từ dưới 10% phụ nữ được chọn cho đến những năm 1990, tỷ lệ này bắt đầu tăng vào những năm 2000 lên đến khoảng 30% là phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ được giao vai trò Đồng điều tra viên (Co-Investigators). Ví dụ, Pamela Melroy đã thực hiện một số nhiệm vụ đến Trạm vũ trụ quốc tế trên các tàu con thoi DiscoveryAtlantis. Melroy không chỉ là một phi hành gia mà còn là một phi công quân sự kỳ cựu với hơn 5,000 giờ bay. Năm 2007, Peggy Whitson trở thành người phụ nữ đầu tiên chỉ huy Trạm Vũ trụ Quốc tế. Ngoài việc chỉ huy, Whitson đã tiến hành hàng chục cuộc thử nghiệm trong không gian nhằm thúc đẩy các kỹ nghệ không gian vẫn đang được sử dụng cho đến ngày nay.

McAuliffe và Morgan trong chương trình
thày cô trên không gian
Cùng năm đó, Barbara Morgan trở thành giáo viên đầu tiên trong không gian; tuy nhiên, có ý kiến cho rằng Christa McAuliffe được công bố vào năm 1985 với tư cách là giáo viên đầu tiên trong không gian, và Barbara Morgan chỉ là ứng cử viên thay thế hoặc phụ. Năm 1986, Christa McAuliffe qua đời trong vụ tai nạn Challenger và Morgan mãi đến năm 2007 mới có thể bay lên vũ trụ, sau khi các chương trình không gian được khởi động trở lại.

Thập Niên 2010

Sunita Williams được biết đến là người nắm giữ nhiều kỷ lục dành cho phụ nữ, bao gồm tổng cộng 322 ngày trong không gian, dành hơn 50 giờ đi bộ trong không gian và là người phụ nữ thứ hai chỉ huy ISS.

Chương Trình Phụ Nữ Trong Không Gian

Chương trình không chính thức của Mercury 13 được coi là sự khởi đầu cho việc đưa phụ nữ vào các chương trình không gian của Hoa Kỳ, trong đó bảy phi hành gia đầu tiên được chọn cho dự án này đều là đàn ông da trắng. Randy Lovelace và Don Flickinger, những người đã tham gia vào quá trình lựa chọn, đã cân nhắc việc đưa phụ nữ vào dự án này. Lovelace nghĩ rằng phụ nữ cũng có thể thực hiện các nhiệm vụ quan trọng trong không gian giống như nam giới. Qua đó, Lovelace và Flickinger đã gặp Jerrie Cobb, một phụ nữ vào năm 1960, người đóng vai trò chính trong việc tuyển dụng và khảo sát phụ nữ.

Một số thành viên của FLAT
(Fellow Lady Astronaut Trainees)
Chương trình Phụ Nữ Trong Không Gian (20 tháng 12 năm 1959) là phiên bản "hồi sinh" của chương trình Women in Space Earlyest đã bị hủy bỏ vào tháng 11 năm 1959. Tương tự như chương trình dành cho nam giới, chương trình này đòi hỏi tất cả ứng viên phải trải qua các cuộc thử nghiệm để đánh giá. Tuy nhiên, các điều kiện xét nghiệm này rất đa dạng để phù hợp với phụ nữ. Ví dụ, trong giai đoạn sàng lọc, những người đàn ông được yêu cầu phải có bằng phi công phản lực, đã học trường phi công thử nghiệm quân sự và có kinh nghiệm bay tối thiểu 1,500 giờ. Vì phụ nữ bị tước mất một số cơ hội này nên việc sàng lọc chuyển sang phụ nữ có bằng phi công thương mại, đặc biệt là phụ nữ làm huấn luyện viên trong thời gian này. Cobb, người đã trải qua cuộc thử nghiệm đầu tiên, trở thành  đứng đầu của FLAT (Fellow Lady Astronaut Trainees) cùng với 12 phụ nữ khác, tổng cộng có 13 phụ nữ (do đó, giới truyền thông đặt tên cho họ là Mercury 13). Mặc dù Cobb được chỉ định làm cố vấn của NASA và tiếp tục thực hiện các cuộc thử nghiệm, phụ nữ vẫn không được đào tạo để trở thành phi hành gia.

Trong các cuộc kiểm tra dành cho phụ nữ, một số nhà khoa học cho rằng phụ nữ có lợi thế hơn nam giới khi họ được đưa lên vũ trụ. Ví dụ, các cơ quan nội tạng của phụ nữ được cho là phù hợp hơn với bức xạ và rung động (radiation and vibrations). Do kích thước tương đối nhỏ hơn của phụ nữ, tàu vũ trụ và các chuyến bay sẽ ít tốn kém hơn. Tuy nhiên, thử nghiệm cho phụ nữ đã bị hủy bỏ sau khi người ta phát hiện ra rằng NASA đã không đưa ra yêu cầu chính thức cho hành động đó. Lovelace quyết định không tiếp tục chương trình và kết thúc ở một tình huống không thoải mái tại NASA. Trong khi đó, Jerrie Cobb, người đảm nhận vai trò lãnh đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc thử nghiệm dành cho phụ nữ, đã bị loại khỏi vị trí của bà tại NASA

Ngày Nay ở NASA

Kể từ người phụ nữ đầu tiên, Sally Ride, đã có 43 phụ nữ Mỹ bay lên vũ trụ vào năm 2012. Ngoài Hoa Kỳ, chỉ có 12 nữ phi hành gia khác đã từng ở trên không gian. Ngày nay, khoảng 10% phi hành gia ở NASA là phụ nữ.

Những Phụ Nữ Hiện Đang ở Trong Các Chương Trình Của NASA

Serena M. Auñón-Chancellor, Bác Sĩ
Tracy Caldwell Dyson, Tiến Sĩ
Jeanette J. Epps, Tiến Sĩ
Christina Hammock Koch, Kỹ Sư
Nicole Mann, Đại Tá Thuỷ Quân Lục Chiến 
Megan McArthur, Tiến Sĩ
Anne C. McClain, Trung Tá Bộ Binh
Jessica U. Meir, Tiến Sĩ
Kathleen Rubins, Tiến Sĩ
Shannon Walker, Tiến Sĩ
Stephanie D. Wilson, Kỹ Sư
Sunita L. Williams, cựu Đại uý Phi công của Hải Quân.

Phụ chú:

Theo một tin thư của bạn đọc, trong những bài viết về nữ phi hành gia của NASA, không thấy có tên của bà Joan Higginbotham. Chúng tôi xin trích đăng sơ lược về bà, dựa theo wikipedia và NASA:

Joan Elizabeth Higginbotham
(sanh ngày 3 tháng 8 năm 1964) là kỹ sư điện và là cựu nữ phi hành gia của NASA. Bà đã tham dự chuyến bay trên phi thuyền con thoi Discovery trong chuyến STS-116 với tư cách là một chuyên viên và là người phụ nữ Mỹ da đen thứ ba được đưa lên không gian, sau Mae Jemison và Stephanie Wilson.

Higginbotham đã làm việc hơn 308 giờ trong không gian với phi hành đoàn STS-116, với nhiệm vụ chính  là vận hành Hệ thống điều khiển từ xa của Trạm vũ trụ (Space Station Remote Manipulator System - SSRMS). Sau đó, bà đã được chọn làm thành viên của phi hành đoàn STS-126 với ngày phóng lên không gian là vào tháng 9 năm 2008. Vào ngày 21 tháng 11 năm 2007, NASA đã công bố một sự thay đổi trong danh sách phi hành đoàn, với lý do bà  Higginbotham quyết định rời NASA để nhận làm việc với một hãng tư nhân. Phi hành gia Donald Pettit đã thay thế Higginbotham cho phi vụ STS-126.

Bùi Phạm Thành

Nguyên bản:

No comments

Powered by Blogger.