Header Ads

Tình Hình Trên Vùng Biển Đông Và Hoa Đông



Trung Cộng

Tàu ngầm TC được nhìn thấy trong vùng biển Hoa Đông

Ngày 11 tháng 1, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố rằng hai tàu, một tàu khu trục loại Jiangkai-II cỡ 4,000 tấn của TC và một tàu ngầm không rõ nguồn gốc, được nhìn thấy gần vùng lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku / Diaoyu (Điếu Ngư), thuộc chủ quyền của Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản sau đó đã xác định tàu ngầm là tàu ngầm tấn công có trang bị vũ khí hạt nhân loại Shang, sau khi đưa lá cờ Trung Quốc lên vùng biển quốc tế. Đây là lần đầu tiên TC đem tàu ngầm tới khu vực này. Tàu ngầm đã được nhìn thấy trong vùng 12 đến 24 hải lý tiếp giáp của các hòn đảo.

Theo các nguồn tin thân cận với Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc thì TC cũng đã bắt đầu kiến tạo một hàng không mẫu hạm thứ ba. Khi hoàn thành, tàu này sẽ được trang bị hệ thống phóng máy bay như của các quốc gia tân tiến và kích thước lớn hơn các tàu hiện có. Các cuộc thử nghiệm trên biển cho tàu sân bay thứ hai của TC dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào tháng 2 để kiểm tra tiềm năng hoạt động, nhưng sẽ không thể phục vụ cho hải quân trước cuối năm 2018.

Hoa Kỳ

USS Hopper - Khu Trục Hạm có trang bị phi đạn

Hoa Kỳ tiếp tục tự do hoạt động hàng hải (FONOPS) trên Biển Đông trong tuần này. Trong bài phát biểu vào ngày 20 tháng 1, Bộ Trưởng Ngoại Giao TC, Lu Kang, tuyên bố rằng tchiến hạm USS Hopper, một tàu khu trục trang bị hỏa tiễn của Hoa Kỳ, đã di chuyển trong vòng 12 hải lý của đảo Scarborough (Hoàng Nham Đảo)  vào ngày 17 tháng 1. Lu nói rằng "TC không hài lòng với sự kiện này và sẽ có biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền của họ." Harry Roque Jr., phát ngôn viên của Tổng thống Philippines nhận xét rằng Philippines đã "không muốn tham gia vào nội bộ Hoa Kỳ-Trung Quốc", và Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana đã xem FONOP là không đáng quan tâm.

Các giới chức có thẩm quyền của Mỹ đã xác nhận việc tuần tra và lưu ý rằng những hoạt động này đã được thực hiện theo quan điểm "không cố tình gây hấn", theo đó các tàu chiến có quyền hợp pháp để đi qua lãnh hải 12 hải lý của một quốc gia ngay cả khi không có sự cho phép của quốc gia đó. Chuyến hải hành cuối cùng của Hải Quân Hoa Kỳ, gần quần đảo Hoàng Sa, đã được thực hiện vào tháng 10 năm 2017.

Nhật-Úc

Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã viếng thăm Nhật Bản trong tuần này (18 tháng 1, 2018) và gặp thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, để thảo luận về thỏa thuận quân sự giữa hai quốc gia. Thỏa thuận này đã đưa ra những đề nghị để làm cho việc tiến hành các cuộc tập trận quân sự dễ dàng hơn bằng cách cung cấp một khuôn khổ pháp lý cụ thể hơn cho việc tổ chức các nhân viên và trang thiết bị quân sự. Nhật Bản cũng có một thoả thuận tương tự với Hoa Kỳ. Hai Thủ tướng đồng ý thúc đẩy các cuộc đàm phán và hoàn thành thỏa thuận trong một "thời gian sớm nhất".

Bất kỳ thỏa thuận quốc phòng hoặc tăng cường hợp tác nào cũng được dự đoán là sẽ gây căng thẳng với TC, vì nó có thể được xem là những hành động khiêu khích nhằm chống lại ảnh hưởng đang gia tăng của TC. Nhật Bản và Úc đã ký kết các thoả thuận tương tự trong những năm trước vì chiến lược an ninh của các quốc gia trong vùng, xung quanh tình trạng va chạm ở Biển Đông và bán đảo Triều Tiên (Bắc Hàn).

Việt Nam

Việt Nam đã mời Ấn Độ tăng cường đầu tư vào ngành dầu khí ở Biển Đông. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ đã hoạt động từ năm 1988 để phát triển giếng khoan trong các vùng thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. Các hoạt động thăm dò của Việt Nam thường gây ra những khó khăn ngoại giao do các tranh chấp chủ quyền chồng lấn của các quốc gia khu vực. Trong cuộc họp báo ngày 11 tháng 1, Lu Kang khẳng định sự phản đối của TC đối với các lời tuyên bố và việc sử dụng các quan hệ song phương như là lý do để Việt Nam xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của TC ở Biển Đông, làm suy thoái hòa bình và ổn định trong khu vực.

Chương trình xây dựng trên các hòn đảo của Việt Nam ở Biển Đông cũng đã được tiếp tục trong suốt năm 2017 tương tự như việc làm của TC. Việt Nam cũng gần đây đã tổ chức các cuộc đối thoại quốc phòng với Pháp. Pháp coi Việt Nam là một thành viên quan trọng trong khu vực do các mối quan hệ lịch sử của hai quốc gia, và Việt Nam tin rằng những cam kết với Pháp có thể cung cấp cho họ nhiều ảnh hưởng hơn trên các quyền hạn của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Phân tích và Bình luận: Tình hình một năm qua (2017)

Bài bình luận gần đây đã nhấn mạnh sự vắng mặt của Washington (Hoa Kỳ) đối với Biển Đông trong suốt năm 2017. Trong một bài viết trên báo Asia Times, ông Đoàn Xuân Lộc đã đưa ra nhận xét về chính sách đối ngoại có phần giảm thiểu của ông Trump đối với Biển Đông và sự phản đối của Hoa Kỳ đối với TC các dự án xây dựng đã được đưa vào hàng thứ yếu, không quan trọng. Một bài báo khác của Emily Rauhala đã viết rằng mặc dù "Trump đã không đưa ra dấu hiệu rõ ràng rằng ông có kế hoạch đưa Biển Đông lên hàng đầu vào năm 2018," các hành động tiếp tục của TC có thể đưa tranh chấp trở lại tầm nhìn. Nhìn về phía trước, Steven Stashwick trong The Diplomat nêu ra một số xu hướng nổi bật về tương quan quân sự Hoa Kỳ - TC để quan sát trongo năm 2018, bao gồm việc phát triển vũ khí siêu âm (hypersonic - vận tốc gấp 5 lần vận tốc của âm thanh - Mach 5), tập trung vào tiềm năng của tàu ngầm và chiến lược mới cho các hoạt động chiến đấu ven biển (littoral combat operations.)

Thái độ của TC cũng đã thay đổi trong năm qua. Tom Mitchell và John Reed trong tờ Financial Times ghi lại những nỗ lực của họ Tập để nắm bắt "cơ hội chiến lược" được tạo ra bởi sự rút quân của Hoa Kỳ. TC đã tập trung vào việc củng cố việc bồi đắp và xây dựng đất đảo ở Biển Đông thay vì phát triển các rạn san hô mới và đã mở rộng các dự án đầu tư ở các nước như Philippines để làm giảm căng thẳng xung quanh các cuộc tranh chấp trên biển.

Zack Cooper và Bonnie Glaser đã nói chuyện với Giám đốc Sáng kiến ​​Hàng hải Châu Á (Asia Maritime Transparency Initiative) Gregory Poling về triển vọng Biển Nam Hải năm 2018, bao gồm các mục tiêu chiến lược của TC cho khu vực và phương thức để Hoa Kỳ có thể làm tăng sự tham gia của họ trong khu vực.

Lâm Viên
theo Water Wars (https://www.lawfareblog.com)

Powered by Blogger.